BỆNH TRĨ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

BỆNH TRĨ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

2332

Trĩ là bệnh lý rất phổ biến. Theo GS.TSKH Nguyễn Khánh Trạch, chủ tịch hội nội khoa Việt Nam (Nguyên trưởng khoa tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), thì bệnh trĩ đứng hàng thứ 3 sau các bệnh viêm loét hậu môn trực tràng. Trĩ là hiện tượng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn trực tràng, gây nên trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Biểu hiện của bệnh trĩ

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.

– Chảy máu : là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

– Sa búi trĩ : thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Theo thuyết cơ học, các đám rối tĩnh mạch trĩ nằm ở mặt phẳng sâu của lớp niêm mạc, được giữ tại chỗ bởi các dải sợi có tính chất đàn hồi. Khi có hiện tượng thoái hóa keo thì các dải sợi cơ này trùng giãn dần làm sa búi trĩ. Vì vậy, người lớn mới bị thoái hóa keo nhiều và sẽ mắc bệnh trĩ nhiều hơn trẻ em. Khi đó, các búi trĩ to ra, dần dần sa ra ngoài. Lúc đầu, các búi trĩ nằm trong lòng ống hậu môn hay lấp ló ở rìa ống hậu môn (tương đương trĩ nội độ 1, độ 2), nhưng khi các dải sợi đứt hẳn (bệnh đã nặng) thì chúng sa ra ngoài và thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

– Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

– Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

– Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

– Tư thế đứng, ngồi: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may, lái xe, v.v…

– U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân gây bệnh trĩ chứ không điều trị như bệnh lý.

Ngoài ra, bệnh trĩ còn thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh đẻ, người cao tuổi. Bệnh có yếu tố gia đình hoặc dễ phát sinh ở những người ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước,…

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ được điều trị khỏi khi búi trĩ bị triệt tiêu, bệnh nhân không còn đau rát, chảy máu khi đi cầu.

Trong các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay, phương pháp điều trị nội khoa (đường uống không phải phẫu thuật) bằng các sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên (như Diếp cá, đương qui, nghệ, hoa hòe) được ưu tiên hơn cả bởi khi đó, người bệnh sẽ không phải nằm bệnh viện, không phải chịu đau đớn, không phải nghỉ làm, không có biến chứng, chi phí điều trị rẻ hơn và ít tái phát hơn. Nhược điểm của phương pháp này là người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài từ 3-6 tháng liên tục. Phương pháp nội khoa bằng thảo dược này có thể giúp điều trị khỏi bệnh trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Phẫu thuật chỉ dành cho trĩ nội độ 3 có búi to, trĩ nội độ 4, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp có biến chứng.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 -1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ