Những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh Trĩ

1788
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Gần đây, mỗi khi đại tiện cháu thường rất khó đi, thỉnh thoảng còn ra máu tươi. Cháu có tìm hiểu và trên mạng thì thấy triệu chứng của mình rất giống bệnh Trĩ. Nhưng cháu cũng không chắc lắm, rất mong được bác sĩ tư vấn giúp cháu các biểu hiện của bệnh trĩ và cách chữa trị căn bệnh khó nói này.
Câu trả lời từ:
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn!
Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, trĩ được tạo thành do căng dãn quá mức một hay nhiều tĩnh mạch trĩ thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên và dưới ở hậu môn. Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Trĩ là:
Do thói quen ăn uống không khoa học: Những người thường xuyên ăn những đồ ăn cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Uống ít nước dẫn đến táo bón, là nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ.
Thói quen đi cầu: Rặn mạnh khi đi cầu hay trong khi đi cầu ngồi đọc sách, báo, truyện, chơi game, kéo dài thời gian đi cầu, gây áp lực cho các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng khiến chúng phù nề.
Sinh hoạt không khoa học: Với những người lười vận động thường xuyên lười vận động cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
Do đặc thù công việc: Với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng lâu, bê vác vật nặng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Biểu hiện điển hình của bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ.
Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, vài tia máu rất nhỏ dính vào thỏi phân rắn, máu chỉ có khi táo bón, khi đại tiện phải rặn. Về sau chảy bệnh nặng hơn, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, lượng máu chảy tuy không ồ ạt nhưng kéo có thể khiến người bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian có dấu hiệu chảy máu khi đi tiêu. Lúc đầu, xuất hiện khối nhỏ (khối thịt thừa) lồi ra ở lỗ hậu môn. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần, từ hạt gạo, hạt đỗ, hạt lạc... và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn, kích thước thì càng lớn dần, vướng víu, căng tức, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sa nghẹt Trĩ, hoại tử búi trĩ...
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể kèm theo các biểu hiện như đau khi đi cầu, ngứa, ướt dịch quanh lỗ hậu môn.
Dấu hiệu bệnh trĩ không quá khó để nhận biết. Song vì tâm lý e ngại, xấu hổ, các bệnh nhân thường chữa trị khi đã khá muộn, trĩ biến chứng phải phẫu thuật đau đớn.
Trường hợp của bạn, khó đi cầu, thỉnh thoảng có ra máu tươi là biểu hiện của trĩ nội độ 1. Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, điều trị ngay sẽ đơn giản, hiệu quả và kinh tế hơn cho người bệnh. Cụ thể:
+ Trong đợt trĩ cấp, nếu chảy máu nhiều có thể cầm chảy máu bằng Transamin 500mg, ngày uống 2- 4 viên.
+ Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như Diếp cá, Meriva (curcumin phospholipid, tốt hơn gấp 30 lần curcumin thông thường), Đương Quy, Rutin, Magie. Các thành phần này giúp phân mềm dễ đi cầu, làm bền thành mạch, chống chảy máu, bảo vệ vi tuần hoàn, chống viêm, chống nhiễm trùng, giúp co búi trĩ hiệu quả từ độ 3 trở xuống tùy theo thời gian sử dụng. Với trĩ nội độ 1, táo bón bạn nên sử dụng theo đợt từ 1- 3 tháng.
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!