PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

2083

Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (sự phình tĩnh mạch trĩ) ở mô xung quanh hậu môn. Tùy theo vị trí, diễn tiến, bệnh được phân chia thành các loại bệnh trĩ và các mức độ bệnh trĩ khác nhau.

Phân loại bệnh trĩ và phương pháp xác định

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người hay phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động, táo bón kinh niên hoặc bị kiết lỵ, mang thai và cho con bú, mắc một số bệnh mãn tính, …

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.

1. Trĩ nội

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, gọi là trĩ nội.

Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:

  • Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
  • Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên
  • Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
  • Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Búi trĩ ra ngoài hậu môn mỗi khi đi cầu là triệu chứng của trĩ nội. Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội sa được phân làm bốn độ, như đã trình bày ở trên. Trĩ sa độ 4 là trĩ nội hiện diện thường trực ở bờ hậu môn. Trĩ nội sa độ 4 thường bị nghẹt với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì phù nề, nặng thì hoại tử. Cơ vòng hậu môn càng thít chặt thì nguy cơ hoại tử búi trĩ nội sa độ 4 càng cao. Cần phân biệt trĩ nội sa độ 4 với trĩ ngoại.

Chẩn đoán trĩ nội chủ yếu dựa vào triệu chứng đi cầu ra máu đỏ hay một khối sa ra ngoài sau khi đi cầu. Quan sát vùng hậu môn ở BN có trĩ nội thường không thấy gì. Đôi khi cần phải quan sát vùng hậu môn khi BN đang ngồi rặn trên toillette. Khi thăm trực tràng, búi trĩ nội là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Búi trĩ nội sa có màu đỏ tươi, bề mặt ướt.

Bắt buộc phải soi hậu môn để chẩn đoán trĩ nội. Ống soi có diện nhìn bên. Có thể cho BN làm nghiệm pháp Valsava khi soi để đánh giá độ sa của búi trĩ.

2. Trĩ ngoại

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, gọi là trĩ ngoại. Trĩ ngoại luôn hiện diện thường trực ở rìa hậu môn và không bao giờ có nguy cơ bị nghẹt.

Đau vùng hậu môn do trĩ sa nghẹt (trĩ nội) hay bị huyết khối (trĩ ngoại).

Không thể làm vệ sinh sạch vùng hậu môn do có mẩu da thừa vùng hậu môn.

Chẩn đoán trĩ ngoại, ngược lại, thường dễ dàng. Khi banh vùng hậu môn, có thể quan sát toàn bộ phần da của ống hậu môn (bên dưới đường lược). Trĩ ngoại là búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô. Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và làm cho BN đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

3. Trĩ hỗn hợp

Khi trĩ sa và nghẹt, chúng ta thấy búi trĩ nghẹt có hai phần: phần trên đỏ tươi và ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, giữa có rãnh tương ứng với đường lược. Trĩ hỗn hợp là biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh trĩ. Các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 -1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ