PHỤ NỮ SAU SINH ĐỐI MẶT VỚI TRĨ

PHỤ NỮ SAU SINH ĐỐI MẶT VỚI TRĨ

1437

Phụ nữ sau sinh thường phải đối mặt với bệnh trĩ. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trĩ sau sinh chiếm phần lớn những ca mắc trĩ mà nhiều chị em do tâm lý xấu hổ mà chấp nhận sống chung với bệnh.

Phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh trĩ do đâu?

Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh xuất hiện do sau khi sinh, tử cung mở to và tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Từ đó, gây nên bệnh trĩ.

Hơn nữa trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách cũng làm tăng áp lực lên ổ bụng và khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Bên cạnh đó, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như ăn ít rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (tránh sữa cho con bú không bị loãng)…Đây chính là những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.

Phụ nữ sau khi sinh nếu thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, ít thay đổi tư thế, ít di chuyển, sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

 Phụ nữ sau sinh đối mặt với trĩ

Ngoài ra, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung và hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể dẫn đến tình trạng chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên và gây bệnh.

Người bệnh bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản và lao động nặng nhọc…khiến tăng áp lực ổ bụng, cũng rất dễ bị bệnh trĩ. Những người bị táo bón kinh niên, chứng táo bón làm xuất hiện các búi trĩ. Khi những búi trĩ này lớn lên đến một mức độ nào đó, chúng sẽ ra ngoài hậu môn và tạo thành búi trĩ.

Nhất là đối với những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Cách điều trị trĩ ở phụ nữ sau sinh

Biểu hiện bệnh trĩ đầu tiên ở phụ nữ sau sinh thường thấy là chảy máu do táo bón. Trường hợp nguy cấp, máu chảy nhiều sẽ gây nguy hiểm đến bệnh nhân. Sau đó, là sa búi trĩ, ban đầu sau mỗi lần đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn. Về sau, khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà cần phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Những người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và ngứa rát nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau khi đi cầu và ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau thường xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ hay do những bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt rát hậu môn và áp xe cạnh hậu môn….

Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe để chăm sóc những thiên thần nhỏ. Việc điều trị còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể dùng thuốc hoặc những loại thuốc bôi tại chỗ để đẩy lùi được sự viêm nhiễm. Đồng thời, chị em nên sử dụng những sản phẩm dưới dạng uống có chứa các thành phần thảo dược an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú như Diếp cá, Đương Quy, Curcumin nhằm cải thiện tình trạng chảy máu, những biến chứng của bệnh trĩ, bảo vệ và tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ, chống viêm nhiễm và mau lành vết thương. Đặc biệt, khi phát hiện sự bất thường, chị em nên đến ngay cơ sở chuyên môn để xác định được đúng bệnh và xử lý kịp thời.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ