Bệnh trĩ ngoại là gì? có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại là gì? có nguy hiểm không?

1425

[Trần Thị thu]- Gần đây mỗi lần đi cầu tôi đều thấy vướng víu, cộm cộm, thường xuyên ngứa ngáy vùng hậu môn, sờ tay thì thấy có một cục như cục thịt lòi ra ở cửa hậu môn, không thấy chảy máu khi đi cầu. Xin hỏi có phải tôi bị bệnh Trĩ ngoại không? bệnh Trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Thắc mắc bệnh trĩ ngoại là gì ? Bị trĩ ngoại có nguy hiểm không ?
Trả lời:


Chào chị! cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi!

Theo như những gì chị miêu tả thì rất có thể chị bị bệnh Trĩ ngoại, Tuy nhiên để biết rõ bệnh và mức độ bệnh thì thị nên đi khám để được tư vấn điều trị tốt nhất.

Trĩ Ngoại là hiện tượng mà các búi Trĩ mọc phía dưới đường lược, bên ngoài hậu môn, có thể sờ thấy và nhìn được bằng mắt thường, hoặc do sự tăng trưởng các mô liên kết, tụ máu mà hình thành Trĩ ngoại.

Biểu hiện đầu tiên của Trĩ ngoại là ngứa ngáy, cộm cộm, búi Trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, tiếp đó là các búi tĩnh mạch ngoằn ngèo, nặng hơn búi Trĩ bị tắc khiến đau rát, sưng, tê phù, chảy máu khi đi cầu, nặng hơn nữa, dịch nhầy chảy ra, búi Trĩ sưng đau, nhiễm trùng, ngứa ngáy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ là do thói quen ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất đạm, cay nóng, chất kích thích mà không bổ sung chất xơ cho cơ thể, dẫn đến táo bón nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ.

Lười vận động, những người như dân văn phòng, giáo viên, vận động viên thể hình, phụ nữ mang thai... thường xuyên ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động hay vận động với cường độ cao... gây áp lực nhiều cho các búi Trĩ ở hậu môn, là nguyên nhân dẫn đến bệnh Trĩ.

Vệ sinh không sạch sẽ hậu môn sau khi đi cầu, khiến hậu môn bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh Trĩ.

Bệnh Trĩ ngoại không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng lại khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu, vướng và cộm khi đi cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trĩ ngoại rất dễ nhận biết tuy nhiên do tâm lý nên rất nhiều người ngại do bệnh ở vùng kín mà không đi khám. Khi phát hiện ra bệnh Trĩ ngoại cần điều trị sớm và nhanh chóng nếu để lâu bệnh trở nặng hơn, dẫn đến những hiện tượng sưng tấy, nhiễm trùng, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. Nên lựa chọn các thảo dược thiên nhiên như Diếp cá, Đương Quy, tinh chất nghệ, hoa hòe để điều trị sớm bệnh Trĩ ngoại, vừa hiệu quả, an toàn mà điều trị được tận gốc bệnh.

Để được tư vấn rõ hơn về bệnh Trĩ chị có thể liên hệ với tổng đài 1900.1259 để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Chúc chị sớm khỏi bệnh!
  • TAGS
SHARE
Bài trước Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không? Liệu có điều trị được không?
Bài kế tiếp CÁC THẢO DƯỢC QUÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ