Bệnh trĩ ở dân văn phòng, giải quyết thế nào ?

2391
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Tôi năm nay 27 tuổi, nữ giới, công việc của tôi là nhân viên văn phòng, làm việc với máy tính 7 -8 giờ/ngày. Cách đây 5 tháng tôi đi khám bị trĩ nội độ 2 được bác sĩ kê đơn thuốc daflon 500, protolog đặt hậu môn. Mặc dù không còn chảy máu khi đi cầu, nhưng khi đi cầu có khối nhú ra khoảng 0,5cm xong thì nó tự co lên. Nhưng gần đây những lúc ngồi lâu thì em hay có cảm giác nó lồi ra ở hậu môn, hậu môn hay bị ẩm ướt, ngứa ngáy và có mùi hôi. Những lúc đó, tinh thần khó tập trung làm việc. Có phải là bệnh trĩ của em đang bị nặng hơn không? Xin bác sĩ hướng dẫn cách điều trị khỏi bệnh trĩ hoàn toàn?
Câu trả lời từ:
Chào bạn!

Bệnh trĩ ở dân văn phòng giải quyết như sau:

Những biểu hiện như trĩ lồi ra tiết dịch ẩm ướt, gây ngứa hậu môn khi ngồi lâu cho thấy bệnh trĩ đang tiến triển nặng hơn. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, trĩ độ 2 có thể tiến triển thành trĩ độ 3, và cuối cùng là độ 4, khi đó búi trĩ không còn khả năng co lên, thường xuyên ở bên ngoài hậu môn, tiết dịch gây ngứa, hôi nhiều hơn, rất dễ gặp biến chứng sa nghẹt, hoạt tử, nhiễm trùng.
Bệnh trĩ là do sự phình to quá mức của các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn – trực tràng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất phát từ chính những thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

Bạn cũng như nhiều nhân viên văn phòng khác rất dễ bị bệnh trĩ. Là do tính chất công việc phải ngồi làm việc trong một thời gian dài, thậm chí cả những lúc rảnh rỗi cũng ngại, không muốn đi lại. Ngồi nhiều, ngồi liên tục sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng, khiến cho các tĩnh mạch căng phồng quá mức tạo thành trĩ bệnh.

Công việc văn phòng thường xuyên phải chịu áp lực từ công việc. Trạng thái căng thẳng, stress, tinh thần không ổn định sẽ tác động xấu tới búi trĩ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhân viên văn phòng dễ mắc phải bệnh trĩ hơn cả. Đa số nhân viên văn phòng thường có thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, khó tiêu hóa. Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn chất xơ dẫn đến tình trạng táo bón, đại tiện khó khăn. Tình trạng táo bón kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.

Vì vậy, để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều khó chịu, căng thẳng bạn nên điều trị sớm, đúng cách và cần loại bỏ được các thói quen là nguy cơ gây bệnh trĩ như sau:

• Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu, tranh thủ rời khỏi vị trí ngồi nhiều lần trong giờ làm việc.
• Không ăn các chất kích thích chua cay, không rượu bia thuốc lá.
• Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón. Uống trung bình 2 lít nước một ngày.
• Tập luyện thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định.
• Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, tập thu - co hậu môn…
• Giữ vệ sinh vùng hậu môn: ngâm hậu môn vào nước muối ấm 0,9% 15 phút, ngày 2 lần, giúp chống viêm và co trĩ tốt hơn. Bạn nên dùng nước rửa phụ khoa hàng ngày để vệ sinh hậu môn sau khi đi cầu, khi không thể ngâm rửa bằng nước muối ấm.
• Nếu đau và ngứa hậu môn nhiều có thể đặt Protolog vào hậu môn ngày 1 viên, trong 5-10 ngày.
• Đồng thời, với trĩ nội độ 2, sa ra ngoài và chảy dịch như hiện nay, bạn nên sử dụng sản phẩm có các thành phần tinh chất nghệ dạng Meriva (curcuma phospholipid), Diếp cá, Đương Quy, Rutin, magie. Các thành phần này giúp gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp khô ráo vùng hậu môn, chống chảy máu, co trĩ hoàn toàn sau 2- 4 tháng điều trị.

Chúc bạn manh khỏe!