Bị trĩ lâu năm điều trị như thế nào?

2439
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Tôi bị trĩ nhiều năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.
Câu trả lời từ:
Chào anh Minh,

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của các tĩnh mạch trĩ nằm ở quanh ống hậu môn do hệ tĩnh mạch bị suy yếu, tạo nên búi trĩ. Bệnh trĩ biểu hiện qua các triệu chứng chính như chảy máu, sa búi trĩ, ngoài ra có thể kèm đau, ngứa, rát hậu môn…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên theo nghiên cứu thì những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ là táo bón kinh niên, tiêu chảy, kiết lỵ, suy tim, ngồi nhiều, đứng lâu, bê vác vật nặng. ít vận động, thai kỳ, bướu vùng chậu, ung thư đại trực tràng.

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính, dưới đây là những biểu hiện của bệnh trĩ giúp anh nhận biết được mình đang ở giai đoạn nào.
- Trĩ nội xuất phát ở bên trên đường lược, phía trong hậu môn. Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: Mới hình thành, máu chảy kín, người bệnh chỉ thấy máu dính trên phân hay giấy vệ sinh.
Độ 2: Máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên ngay sau đó.
Độ 3: Giai đoạn này máu chảy ít, búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, không thể tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên được.
Độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, máu chảy bất cứ lúc nào ngay cả khi người bệnh ngồi xổm hay ho...búi trĩ sa ra ngoài thường trực làm cách nào cũng không thể đẩy lên được và có thể bị sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.
-Trĩ ngoại dễ quan sát do ở ngay rìa hậu môn. Không dễ chảy máu. Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.

Trường hợp của anh do anh không nói rõ bệnh tình của mình, nên tốt nhất anh nên tới khám bác sĩ chuyên khoa để xác định mình bị trĩ nội hay trĩ ngoại, đang ở cấp độ nào để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dựa theo miêu tả của anh thì rất có thể anh đang bị trĩ nội, nếu búi trĩ tự co lên là trĩ nội độ 2, phải dùng tay đẩy mới lên là trĩ nội độ 3. Đây là giai đoạn có thể phải chỉ định phẫu thuật, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp vẫn điều trị theo phương pháp bảo tồn (nội khoa) mà vẫn giúp co hồi lại được búi trĩ.

Điều trị bảo tồn bằng thuốc được ưu tiên lựa chọn vì không gây đâu đớn, tránh được các biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật như chít hẹp hậu môn, tiêu tiểu không tự chủ, nhiễm trùng, rỉ dịch hậu môn…

Để búi trĩ co hoàn toàn và ổn định trong hậu môn, với trĩ nội độ 2, độ 3, anh nên thực hiện theo phương pháp sau đây:
+ Ngâm hậu môn vào nước muối ấm loãng 15 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần phòng ngừa nhiễm trùng búi trĩ.
+ Trong đợt trĩ cấp chảy máu, sưng nề, đau rát nhiều có thể sử dụng viên đạn trĩ, kem bôi trĩ. Tuy nhiên không nên lạm dụng sử dụng trong khoảng thời gian dài vì có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
+ Bên cạnh đó anh sử dụng viên uống có thành phần từ cao Diếp cá, cao Đương Quy, Rutin(chiết xuất hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng Meriva tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường và Magie. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, gia tăng trương lực tĩnh mạch, tăng tính đàn hồi của thành mạch, giảm phù nề, chống giãn mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ.

Ngoài ra để đẩy lùi bệnh hoàn toàn anh nên tập thói quen đi cầu mỗi buổi sáng, ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước và vận động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Hạn chế những thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

Chúc anh sớm khỏi bệnh!