Đi cầu có khối nhú ra (búi trĩ) , xong thì Búi Trĩ tự co lên là bị gì ?
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Em năm nay 27 tuổi, 2 tuần trước em đi khám ở bệnh viện tỉnh thì được kết luận bị trĩ nội độ 2 (búi trĩ khá to). Mặc dù trong 2 tuần này không còn chảy máu khi đi cầu, đi cầu có khối nhú ra khoảng 0,5cm xong thì nó co lên. Do là nhân viên văn phòng nên em phải ngồi làm việc nhưng những lúc ngồi lâu thì em hay có cảm giác nó lồi ra ở hậu môn, hậu môn hay bị ẩm ướt. Những lúc đó, tinh thần khó tập trung làm việc. Bác sĩ ơi, em muốn tìm hiểu thêm về bệnh trĩ của em và muốn điều trị dứt điểm? Em nên mua thuốc gì uống để khỏi bệnh trĩ và khối nhú ở hậu môn teo lại?
Câu trả lời từ:
Chào bạn!
Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh thường gặp ở những người bị táo bón kinh niên; hội chứng lỵ; viêm phế quản mãn gây ho nhiều, suy tim, xơ gan; u bướu vùng hậu môn trực tràng. Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Bạn bị trĩ nội, đây là loại trĩ xuất phát ở bên trên đường lược, trong lòng ống hậu môn, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Trĩ này không có thần kinh cảm giác, bình thường không đau; thường gây ra diễn tiến và biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Người mắc trĩ nội có dấu hiệu tiền sử chảy máu khi đại tiện, xuất hiện búi trĩ (mẩu thịt thừa hay khối nhú ra) khi đại tiện cố rặn, bình thường không đau, không ngứa. Búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Màu sắc đỏ tươi, bề mặt ướt.
Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành 4 độ:
- Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
- Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
- Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
Với trĩ nội độ 2, bạn nên điều trị sớm để tránh bệnh nặng hơn cần phải phẫu thuật.
Cụ thể như sau:
- Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
- Vận động thể lực, tránh lối sống tĩnh tại, nên đứng lên đi lại sau mỗi 1-2 giờ ngồi làm việc. Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, tập yoga…
- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ.
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha muối loãng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Đồng thời, với trĩ nội độ 2, có búi trĩ sa ra ngoài và chảy dịch như hiện nay, bạn nên sử dụng sản phẩm có các thành phần Meriva (là curcumin từ nghệ dưới dạng phospholipid), Diếp cá, Đương Quy, Rutin (từ hoa hòe), magie. Các thành phần này giúp gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp khô ráo vùng hậu môn, chống chảy máu, co búi trĩ hoàn toàn sau 2- 4 tháng điều trị.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh thường gặp ở những người bị táo bón kinh niên; hội chứng lỵ; viêm phế quản mãn gây ho nhiều, suy tim, xơ gan; u bướu vùng hậu môn trực tràng. Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Bạn bị trĩ nội, đây là loại trĩ xuất phát ở bên trên đường lược, trong lòng ống hậu môn, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Trĩ này không có thần kinh cảm giác, bình thường không đau; thường gây ra diễn tiến và biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Người mắc trĩ nội có dấu hiệu tiền sử chảy máu khi đại tiện, xuất hiện búi trĩ (mẩu thịt thừa hay khối nhú ra) khi đại tiện cố rặn, bình thường không đau, không ngứa. Búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Màu sắc đỏ tươi, bề mặt ướt.
Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành 4 độ:
- Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
- Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
- Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
Với trĩ nội độ 2, bạn nên điều trị sớm để tránh bệnh nặng hơn cần phải phẫu thuật.
Cụ thể như sau:
- Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
- Vận động thể lực, tránh lối sống tĩnh tại, nên đứng lên đi lại sau mỗi 1-2 giờ ngồi làm việc. Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, tập yoga…
- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ.
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha muối loãng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Đồng thời, với trĩ nội độ 2, có búi trĩ sa ra ngoài và chảy dịch như hiện nay, bạn nên sử dụng sản phẩm có các thành phần Meriva (là curcumin từ nghệ dưới dạng phospholipid), Diếp cá, Đương Quy, Rutin (từ hoa hòe), magie. Các thành phần này giúp gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp khô ráo vùng hậu môn, chống chảy máu, co búi trĩ hoàn toàn sau 2- 4 tháng điều trị.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!