Điều trị bệnh trĩ cho ai hay phải ngồi nhiều

2591
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 32 tuổi, công nhân may mặc phải ngồi nhiều. Tôi bắt đầu có cảm giác cộm cộm vương vướng, có khối sa ở hậu môn khi đi cầu, đôi lúc ra máu khoảng 8 tháng nay. Tìm hiểu trên mạng thì có lẽ tôi đã bị bệnh trĩ. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có cần nhất thiết phải khám không vì tôi rất ngại (tôi là nữ) và tôi có thể uống thuốc gì, chế độ ăn uống ra sao để trị bệnh trĩ do ngồi nhiều? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Câu trả lời từ:
Chào bạn Bình,

Trĩ thực chất là tĩnh mạch bình thường nằm ở trong ống hậu môn, có chức năng như tấm đệm giữ cho hậu môn đóng kín để việc đại tiện được dễ dàng hơn. Nếu các tĩnh mạch bị dãn quá mức, phù nề, sưng phồng, sa ra ngoài thì mới được coi là bệnh trĩ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là do táo bón kinh niên, thường xuyên sử dụng những thực phẩm cay nóng, chất kích thích, tiêu chảy, kiết lỵ, do đặc thù công việc phải đứng nhiều, ngồi lâu hay bê vác vật nặng, thay đổi hormone sinh lý ở phụ nữ mang thai...
Đặc điểm chủ yếu để nhận biết bệnh trĩ là:
Đi cầu ra máu tươi: Ban đầu máu chảy kín, có thể dính trên phân hay giấy vệ sinh, về sau máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi cầu, nặng hơn máu chảy thường xuyên kể cả khi người bệnh đứng lên ngồi xuống, dẫn đến thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Đau rát và ngứa hậu môn: Mới đầu người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, về sau búi trĩ sa ra ngoài nhiễm trùng gây đau đớn cho người bệnh.
Sa búi trĩ: Đa phần chỉ khi búi trĩ sa ra ngoài người bệnh mới phát hiện ra mình bị trĩ, ban đầu búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu có thể tự co lên ngay sau đó, về sau búi trĩ sa ra ngoài không thể tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên, nặng hơn nữa búi trĩ sa ra thường trực làm cách nào cũng không thể đẩy lên được có thể dẫn đến sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.

Với tính chất công việc là thợ may, bạn nằm trong nhóm có nguy cơ bị bệnh trĩ ghé thăm rất cao. Trường hợp của bạn, khi đi cầu có khối sa ở hậu môn, đôi lúc ra máu là nguy cơ cao bị trĩ. Nếu khối sa tự co lên là trĩ độ 2, không tự co lên là trĩ độ 3. Đặc thù công việc ngồi nhiều là điều kiện thuận lợi gây bệnh trĩ, và nặng hơn tình trạng bệnh sẵn có. Vì vậy, bạn nên tăng cường vận động cơ thể và điều trị sớm tránh để bệnh trĩ tiến triển nặng hơn, gây biến chứng buộc phải phẫu thuật. Cụ thể như sau:
+ Ngâm hậu môn vào nước muối ấm loãng 15 phút, 2 lần mỗi ngày, giúp làm dịu hậu môn, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.
+ Tập đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định, sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh về tiêu hóa.
+ Giữ thói quen vận động, lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập Yoga... để hạn chế bệnh phát triển.

Ngoài ra để hỗ trợ điều trị trĩ độ 2,3 để co búi trĩ hiệu quả nên sử dụng viên uống có thành phần từ thảo dược nhiên nhiên như cao Diếp cá, cao Đương Quy, Meriva (tinh chất nghệ phopholipid tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường), Rutin(chiết xuất từ hoa hòe), Magie. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, tăng cường sức bền mạch máu, giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch, giảm phù nề, chống nhiễm trùng chống chảy máu, co trĩ hoàn toàn sau 4- 6 tháng sử dụng.
Mặc dù vậy, bạn vẫn nên dành thời gian đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định cụ thể tình trạng bệnh của mình, và có phương pháp điều trị phù hợp, nhất là khi hiện tượng chảy máu trĩ kéo dài, hoặc gây đau đớn do bị thắt nghẹt búi trĩ.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!