Điều trị búi trĩ sa ra ngoài mà không cần phẫu thuật?

2556
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Tôi bị trĩ cách đây 5 năm, khi có thai lần đầu tiên (Khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ). Đến nay, mỗi khi đại tiện, hay ngồi xổm búi trĩ bị sa ra ngoài, lấy tay đưa vào, nó vẫn bình thường không đau đớn hay khó chịu. Trường hợp của tôi có cách nào điều trị búi trĩ sa ra ngoài mà không cần phẫu thuật không ạ? và nếu phẫu thuật thì nên ở đâu? Chi phí khoảng bao nhiêu?
Câu trả lời từ:
Chào chị Tuyết,

Trĩ là một bệnh khá phổ biến tại vùng hậu môn trực tràng, thường thì bất kỳ ai cũng có tĩnh mạch trĩ nằm ở trong ống hậu môn, chức năng như tấm đệm giữ cho hậu môn đóng kín và đại tiện được dễ dàng hơn, khi búi trĩ bị dãn quá mức sưng, phù nề, chảy máu, lòi ra khỏi ống hậu môn thì mới được gọi là bệnh Trĩ.

Trường hợp của chị xuất hiện bệnh trĩ khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Bởi sự lớn lên của thai nhi sẽ càng làm tăng áp lực lên ổ bụng, đồng thời trong quá trình bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bà bầu như Canxi và Sắt cũng gây hiện tượng táo bón thường xuyên, khiến dễ phát sinh bệnh trĩ.

Không rõ trong suốt thời gian 5 năm đấy, chị có áp dụng phương pháp nào điều trị bệnh trĩ hay không, vì theo mô tả của chị thì rất có thể cấp độ bệnh trĩ đã ở độ 3, bởi lúc này búi trĩ sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện và không thể tự co hồi lại, buộc chị phải dùng tay đẩy lên.
Đây là mức độ cuối cùng có thể điều trị bằng nội khoa, bảo tồn. Chị nên điều trị ngay, tránh để trĩ sang độ 4, dễ biến chứng và buộc phải phẫu thuật đau đớn và tốn kém hơn rất nhiều.

Chị cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định mình bị trĩ nội hay trĩ ngoại, đồng thời cần tìm hiểu về phân mức độ bệnh trĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Trĩ nội được chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi đi cầu, tiếp đó sẽ đi cầu ra máu tươi ban đầu máu chảy kín, dính trên phân hoặc giấy vệ sinh.
+ Giai đoạn 2 máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, kèm theo búi trĩ sa ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng tự động co lên ngay sau đó.
+ Giai đoạn 3 nặng hơn, búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên, tuy nhiên ở giai đoạn này máu ít chảy, ít đau rát khiến người bệnh chủ quan mà không biết rằng đây là giai đoạn cuối cùng có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa mà không phải phẫu thuật.
+ Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất, búi trĩ sa ra thường trực làm cách nào cũng không thể co lên được, nếu không điều trị ngay có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như, sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 trước tiên chị cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình:
+ Ngâm hậu môn vào nước ấm 15 phút, 2 lần mỗi ngày, việc này sẽ giúp vùng hậu môn của bạn hạn chế phù nề, nhiễm trùng.
+ Đi cầu hàng ngày vào mỗi giờ nhất định, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa được táo bón và các bệnh về hệ tiêu hóa khác.
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi cầu bằng nước sạch hoặc giấy ướt, hạn chế dùng giấy khô sẽ làm tổn thương búi trĩ.
+ Bổ sung chất xơ: Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc... hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, cafe...
Đặc biệt để hỗ trợ điều trị trĩ độ 3 để co búi trĩ hiệu quả chị nen nên sử dụng sản phẩm viên uống có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên như cao Diếp cá, cao Đương Quy, Meriva (tinh chất nghệ phopholipid hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường), Rutin(chiết xuất từ hoa hòe) và Magie. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, tăng cường sức bền mạch máu, giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra. Qua đó giúp phân mềm đễ đi cầu, chống chảy máu, co trĩ hoàn toàn sau 4- 6 tháng điều trị.

Chúc chị sớm khỏi bệnh!