Tôi 60 tuổi rồi, còn hi vọng chữa khỏi bệnh trĩ không?
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Tôi đã thắt trĩ ngoài hậu môn từ năm 2000 tại BV Y học cổ truyền Quân đội. Sau một thời gian ngắn, khoảng gần một năm tôi lại bị trĩ ngoại cho tới nay. Tôi đã dùng nhiều loại thuốc, bôi nhiều kem song bệnh vẫn vậy. Hàng ngày đi ngoài phải dùng tay để đẩy trĩ vào, làm việc gì mệt nhọc thì trĩ cũng lòi ra…Xin bác sĩ cho biết, tôi đã 60 tuổi rồi, còn có hi vọng chữa khỏi không? Tôi đi ngoài đều đặn vào buổi sáng hàng ngày, phân mềm chứ không táo bón.
Trân trọng cảm ơn!
Câu trả lời từ:
Chào bác!
Trĩ là cấu trúc tĩnh mạch bình thường nằm ở trong ống hậu môn, chức năng như tấm đệm giữ cho hậu môn đóng kín và đại tiện được dễ dàng. Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn gây khó chịu.
Đặc điểm chủ yếu dễ nhận ra bệnh trĩ là: đi cầu ra máu tươi (có thể dính phân, nhỏ từng giọt hoặc thành tia hoặc thấy máu tươi trên giấy vệ sinh), ngứa hậu môn, búi mềm sa ra hậu môn, hiện tượng đau có thể không xảy ra, chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể đau thực sự khi trĩ bị tắc mạch.
Yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh: Táo bón kéo dài, tiêu chảy, tăng áp lực ổ bụng, lối sống tĩnh tại, khối u hậu môn trực tràng…
Càng có tuổi nguy cơ bệnh trĩ càng tăng do chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu gây rối loạn đại tiện, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng bị suy yếu dễ phát sinh bệnh trĩ và nặng hơn bệnh trĩ sẵn có.
Trường hợp của bạn, đã thắt trĩ từ năm 2000. Hiện nay khi đi cầu búi trĩ bị sa ra ngoài phải dùng tay đẩy mới lên, làm việc mệt nhọc búi trĩ cũng lòi ra là trĩ nội độ 3. Lúc này, điều trị can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật lần thứ 2 sẽ khó khăn và tỷ lệ biến chứng cao hơn lần đầu. Và sau điều trị bệnh vẫn có nguy cơ tái phát do phẫu thuật chỉ loại bỏ phần trĩ bệnh mà chưa điều trị được gốc bệnh. Vì vậy, để trĩ không sa ra ngoài, ổn định hoàn toàn, đồng thời phòng tránh tái phát hiệu quả bạn nên điều trị theo phương pháp sau:
+ Ngâm hậu môn vào nước ấm 15 phút, 2 lần mỗi ngày.
+ Trong đợt trĩ cấp có thể sử dụng viên uống (Transamin, Adrenoxyl…), viên đạn trĩ, kem bôi trĩ để cầm máu, giảm sưng nề, đau rát.
+ Để giúp búi trĩ độ 3 trở xuống dần ổn định, không sa ra ngoài khi đi cầu, chống chảy máu, giảm đau rát, nên sử dụng viên uống có Diếp cá, Meriva (dạng curcumin phopholipid hấp thu gấp 30 lần so với curcumin thông thường), Đương Quy, Rutin, magie carbonat. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, làm dầy thành mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Với trĩ độ 3 nên sử sản phẩm 4-6 tháng để bệnh ổn định hoàn toàn.
+ Bên cạnh đó, bạn cần tập thói quen đi cầu mỗi buổi sáng, ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước, tập thu co hậu môn và vận động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Chúc bác mạnh khỏe!
Trĩ là cấu trúc tĩnh mạch bình thường nằm ở trong ống hậu môn, chức năng như tấm đệm giữ cho hậu môn đóng kín và đại tiện được dễ dàng. Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn gây khó chịu.
Đặc điểm chủ yếu dễ nhận ra bệnh trĩ là: đi cầu ra máu tươi (có thể dính phân, nhỏ từng giọt hoặc thành tia hoặc thấy máu tươi trên giấy vệ sinh), ngứa hậu môn, búi mềm sa ra hậu môn, hiện tượng đau có thể không xảy ra, chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể đau thực sự khi trĩ bị tắc mạch.
Yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh: Táo bón kéo dài, tiêu chảy, tăng áp lực ổ bụng, lối sống tĩnh tại, khối u hậu môn trực tràng…
Càng có tuổi nguy cơ bệnh trĩ càng tăng do chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu gây rối loạn đại tiện, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng bị suy yếu dễ phát sinh bệnh trĩ và nặng hơn bệnh trĩ sẵn có.
Trường hợp của bạn, đã thắt trĩ từ năm 2000. Hiện nay khi đi cầu búi trĩ bị sa ra ngoài phải dùng tay đẩy mới lên, làm việc mệt nhọc búi trĩ cũng lòi ra là trĩ nội độ 3. Lúc này, điều trị can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật lần thứ 2 sẽ khó khăn và tỷ lệ biến chứng cao hơn lần đầu. Và sau điều trị bệnh vẫn có nguy cơ tái phát do phẫu thuật chỉ loại bỏ phần trĩ bệnh mà chưa điều trị được gốc bệnh. Vì vậy, để trĩ không sa ra ngoài, ổn định hoàn toàn, đồng thời phòng tránh tái phát hiệu quả bạn nên điều trị theo phương pháp sau:
+ Ngâm hậu môn vào nước ấm 15 phút, 2 lần mỗi ngày.
+ Trong đợt trĩ cấp có thể sử dụng viên uống (Transamin, Adrenoxyl…), viên đạn trĩ, kem bôi trĩ để cầm máu, giảm sưng nề, đau rát.
+ Để giúp búi trĩ độ 3 trở xuống dần ổn định, không sa ra ngoài khi đi cầu, chống chảy máu, giảm đau rát, nên sử dụng viên uống có Diếp cá, Meriva (dạng curcumin phopholipid hấp thu gấp 30 lần so với curcumin thông thường), Đương Quy, Rutin, magie carbonat. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, làm dầy thành mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Với trĩ độ 3 nên sử sản phẩm 4-6 tháng để bệnh ổn định hoàn toàn.
+ Bên cạnh đó, bạn cần tập thói quen đi cầu mỗi buổi sáng, ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước, tập thu co hậu môn và vận động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Chúc bác mạnh khỏe!