Tôi thấy khó chịu, cồm cộm ở hậu môn có phải là bị trĩ ngoại ?

2081
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Chào Bác sĩ, tôi 28 tuổi và đã sinh một con, sáng nay tôi thấy khó chịu và thấy cồm cộm ở hậu môn, tôi nghĩ mình bị trĩ, nhưng khi tôi xem lại thì thấy nổi một cục gì mà to băng đầu ngón tay út, có màu đỏ bằm, nằm cạnh mép hậu môn, tôi lo lắng quá không biết có phải là u ác tính không nữa, mong Bác sĩ tư vấn giúp và tôi điều trị như thế nào, chân thành cảm ơn Bác sĩ?
Câu trả lời từ:
Chào bạn!
Ở hậu môn thường không có khối u ác tính, mà biểu hiện như bạn mô tả thường là trĩ ngoại.
Phụ nữ mang thai, sinh nở, người có công việc ngồi lâu, đứng nhiều, táo bón lâu ngày có nguy cơ cao bị bênh trĩ ngoại.
Trĩ ngoại xuất phát bên dưới đường lược, luôn luôn ở bên ngoài, ở rìa hậu môn, bờ hậu môn. Loại trĩ này có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác. Hình dạng trĩ là búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài. Bệnh nhân sẽ dễ dàng nhìn thấy được, không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm giác cứng chắc và đau khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, có mẩu da thừa sau khi búi trĩ ngoại bị xơ hoá sau 10-14 ngày.
Trĩ ngoại không phân độ như trĩ nội mà chỉ tăng kích thước và gây biến chứng.
Trong điều trị, trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông.
Trường hợp của bạn, đã bị trĩ ngoại. Để điều trị trĩ ngoại, phòng biến chứng nhiễm trùng, tắc mạch gây đau bằng phương pháp nội khoa sau:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; Uống nước đầy đủ; Ăn nhiều chất xơ.
-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, tập yoga, tập thu- co hậu môn…
- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
-Để hỗ trợ điều trị trĩ ngoại hiêu quả bạn nên sử dụng sản phẩm có thành phần Meriva (là curcumin từ nghệ dưới dạng phospholipid), Diếp cá, Đương Quy, Rutin (từ hoa hòe), magie. Sản phẩm giúp co búi trĩ ngoại, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp phòng các biến chứng và giúp búi trĩ ngoại co nhỏ hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!