Trĩ nội độ 4 sau phẫu thuật bị tái phát lại thành trĩ nội độ 3, phải làm sao?
Câu hỏi bạn đọc gửi:
Cháu bị trĩ từ năm 2009, đến năm 2012 khi bị đau rát không chịu được, cháu khám thì viện bảo bị sa trĩ độ 4 nên phải phẫu thuật, cháu chọn phương pháp phẫu thuật longo. Nhưng sau 4 tháng cháu thấy mình lại bị sa trĩ trở lại phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới vào, dù không có cảm giác đau (chỉ thấy khó chịu, vướng). Công việc đôi khi không tránh được chuyện uống bia rượu, sau mỗi bữa rượu bia dù nhiều hay ít cháu đầu thấy búi trĩ nề to và khó đẩy vào, đi cầu khó, chảy máu và đau rát. Nay cháu xin hỏi bác sĩ cách xử lý an toàn hiệu quả mà không phải phẫu thuật lần nữa.
Câu trả lời từ:
Chào bạn!
Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo được sử dụng nhiều vì giai đoạn sau mổ ít đau, ít xâm lấn, nhanh hồi phục và giúp người bệnh chóng trở lại công tác. Tuy nhiên phương pháp này có 2 bất lợi. Thứ nhất là giá thành cao. Thứ 2 là tỷ lệ tái phát cao, nhất là đối với những loại trĩ nặng độ 3-4. Với trĩ độ 4, tỷ lệ tái phát tới 50-60%.
Trường hợp của bạn có tiền sử là trĩ độ 4 nên dễ và đã bị tái phát sau mổ (cụ thể là sau phẫu thuật 4 tháng), nhất là còn những thương tổn khác hoặc là phẫu thuật viên mổ hơi cao. Chúng ta cần hiểu, phẫu thuật chỉ là để loại bỏ búi trĩ, còn căn nguyên gây ra bệnh trĩ là suy yếu hệ tĩnh mạch trĩ vẫn chưa được khắc phục. Tôi chưa thấy bạn nhắc tới, nhưng sau phẫu thuật, bao giờ cũng cần phải có 1 quá trình hồi phục chức năng hậu môn và gia cố lại sức bền của hệ tính mạch trĩ, không thấy bạn nhắc tới. Nếu bỏ qua bước này, thời gian tái lại sẽ nhanh hơn và tỷ lệ tái phát cũng cao hơn.
Nếu bạn lại bị táo bón chưa chữa được hoặc bị biến chứng nhiễm khuẩn tại hậu môn, vẫn uống rượu bia … sẽ khiến bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật nhanh hơn nữa.
Tình trạng hiện tại như bạn mô tả chắc chắn bạn đã bị tái phát bệnh trĩ và hiện nay đang là trĩ nội ở mức độ 3 với biểu hiện là búi trĩ bị sa, phải dùng tay đẩy mới co lên. Bởi vậy, bạn cần điều trị để búi trĩ co lại và tránh tái phát, cần giải quyết luôn cả bệnh táo bón.
Trong trường hợp không muốn phẫu thuật lần 2, bạn có thể điều trị theo phương pháp nội khoa.
Điều trị trĩ nội độ 3, giúp búi trĩ tự co lên, tiến tới là ổn định trong hậu môn không sa ra ngoài khi đi cầu, cần điều trị đủ liều, đủ thời gian.
Để búi trĩ từ mức độ 3, tự co lên, dần ổn định không sa ra ngoài khi đi cầu, nên sử dụng sản phẩm có thành phần Meriva (curcuma phospholipid), Diếp cá, Đương Quy, Rutin, magie. Liệu trình sử dụng 6 tháng với liều từ 9 viên/ngày trong 2 tháng đầu, 6 viên/ngày trong 2 tháng tiếp và 4 viên/ngày trong 2 tháng cuối. Sản phẩm giúp phòng chống táo bón đồng thời gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Táo bón, chảy máu, ngứa rát sẽ hết ngay sau 2 tuần sử dụng đầu tiên.
Đồng thời cần tránh các yếu tố là nguy cơ gây tái phát bệnh. Cụ thể như sau:
• Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và giảm ăn thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng.
• Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau lang, rau đay, mồng tơi, rau diếp cá, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ bỏ hạt, khoai lang, chuối…
• Uống nhiều nước: 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh táo bón, đào thải chất cặn bã ra ngoài.
• Nên tập đi đại tiện hàng ngày vào đúng giờ nhất định, không nên cố rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
• Giữ vệ sinh vùng hậu môn: ngâm hậu môn vào nước muối ấm 0,9% 15 phút, ngày 2 lần.
• Tăng cường tập luyện thể dục: vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, tâp thu – co hậu môn. Khi làm việc không ngồi nhiều.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo được sử dụng nhiều vì giai đoạn sau mổ ít đau, ít xâm lấn, nhanh hồi phục và giúp người bệnh chóng trở lại công tác. Tuy nhiên phương pháp này có 2 bất lợi. Thứ nhất là giá thành cao. Thứ 2 là tỷ lệ tái phát cao, nhất là đối với những loại trĩ nặng độ 3-4. Với trĩ độ 4, tỷ lệ tái phát tới 50-60%.
Trường hợp của bạn có tiền sử là trĩ độ 4 nên dễ và đã bị tái phát sau mổ (cụ thể là sau phẫu thuật 4 tháng), nhất là còn những thương tổn khác hoặc là phẫu thuật viên mổ hơi cao. Chúng ta cần hiểu, phẫu thuật chỉ là để loại bỏ búi trĩ, còn căn nguyên gây ra bệnh trĩ là suy yếu hệ tĩnh mạch trĩ vẫn chưa được khắc phục. Tôi chưa thấy bạn nhắc tới, nhưng sau phẫu thuật, bao giờ cũng cần phải có 1 quá trình hồi phục chức năng hậu môn và gia cố lại sức bền của hệ tính mạch trĩ, không thấy bạn nhắc tới. Nếu bỏ qua bước này, thời gian tái lại sẽ nhanh hơn và tỷ lệ tái phát cũng cao hơn.
Nếu bạn lại bị táo bón chưa chữa được hoặc bị biến chứng nhiễm khuẩn tại hậu môn, vẫn uống rượu bia … sẽ khiến bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật nhanh hơn nữa.
Tình trạng hiện tại như bạn mô tả chắc chắn bạn đã bị tái phát bệnh trĩ và hiện nay đang là trĩ nội ở mức độ 3 với biểu hiện là búi trĩ bị sa, phải dùng tay đẩy mới co lên. Bởi vậy, bạn cần điều trị để búi trĩ co lại và tránh tái phát, cần giải quyết luôn cả bệnh táo bón.
Trong trường hợp không muốn phẫu thuật lần 2, bạn có thể điều trị theo phương pháp nội khoa.
Điều trị trĩ nội độ 3, giúp búi trĩ tự co lên, tiến tới là ổn định trong hậu môn không sa ra ngoài khi đi cầu, cần điều trị đủ liều, đủ thời gian.
Để búi trĩ từ mức độ 3, tự co lên, dần ổn định không sa ra ngoài khi đi cầu, nên sử dụng sản phẩm có thành phần Meriva (curcuma phospholipid), Diếp cá, Đương Quy, Rutin, magie. Liệu trình sử dụng 6 tháng với liều từ 9 viên/ngày trong 2 tháng đầu, 6 viên/ngày trong 2 tháng tiếp và 4 viên/ngày trong 2 tháng cuối. Sản phẩm giúp phòng chống táo bón đồng thời gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Táo bón, chảy máu, ngứa rát sẽ hết ngay sau 2 tuần sử dụng đầu tiên.
Đồng thời cần tránh các yếu tố là nguy cơ gây tái phát bệnh. Cụ thể như sau:
• Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và giảm ăn thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng.
• Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau lang, rau đay, mồng tơi, rau diếp cá, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ bỏ hạt, khoai lang, chuối…
• Uống nhiều nước: 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh táo bón, đào thải chất cặn bã ra ngoài.
• Nên tập đi đại tiện hàng ngày vào đúng giờ nhất định, không nên cố rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
• Giữ vệ sinh vùng hậu môn: ngâm hậu môn vào nước muối ấm 0,9% 15 phút, ngày 2 lần.
• Tăng cường tập luyện thể dục: vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, tâp thu – co hậu môn. Khi làm việc không ngồi nhiều.
Chúc bạn mạnh khỏe!