LÀM GÌ KHI BỆNH TRĨ RA MÁU ?

LÀM GÌ KHI BỆNH TRĨ RA MÁU ?

5281

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) hoặc hệ tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) hoặc cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.

Làm gì khi bệnh trĩ ra máu ?

1. Trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) hoặc hệ tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) hoặc cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Người bệnh cần làm gì khi bệnh trĩ ra máu?

2. Đặc điểm của bệnh trĩ nội

– Xuất phát ở bên trên đường lược (vị trí trực tràng trên).

– Bề mặt là niêm mạc ống hậu môn.

– Không có thần kinh cảm giác.

– Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, trĩ sa nghẹt, viêm da hậu môn.

– Tùy theo diễn tiến được phân thành 4 độ:

  • Độ 1: Trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính (búi trĩ chỉ to lên trong lòng ống hậu môn).
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hâụ môn khi đi cầu nhưng tự lên.
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.
  • Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hâụ môn thường xuyên, có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử.

3. Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại

– Xuất phát bên dưới đường lược (vị trí trực tràng dưới).

– Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.

– Có thần kinh cảm giác.

– Diễn tiến và và biến chứng: Mẩu da thừa, đau (do thuyên tắc).

4. Bệnh trĩ có thểđược phát hiện thông qua các triệu chứng

 Bệnh trĩ ra máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu máu chảy rất kín đáo, tình cờ, phát hiện được khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau máu có thể chảy thành giọt hay thành tia khi đi cầu, muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều thì máu lại chảy. Đôi khi máu chảy ra từ búi trĩ vàđông lại trong lòng trực tràng, sau đó bệnh nhân đi ngoài ra nhiều máu cục.

 Sa trĩ: Các búi trĩ trong lòng trực tràng to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. Búi trĩ có thể phát hiện khi đi đại tiện.

– Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy cồm cộm, vương vướng, nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi có hiện tượng tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn hay cóổáp xe trong hố ngồi – trực tràng. Khi bị sa trĩ nặng, niêm mạc ống hậu môn thường tiết nhiều dịch nhầy, các dịch nhầy đó có thể gây viêm da làm cho bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn.

5. Cách xử lý khi ra máu do bị trĩ:

Phòng tránh các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ ra máu bằng cách:

– Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh (rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang…), quả tươi, uống đủ nước (1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu, sa tế… để tránh táo bón và suy mạch.

– Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút nhưđi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

– Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

– Vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần đi cầu.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ