Phân loại sa búi trĩ và những nguy hiểm cần lưu ý

Phân loại sa búi trĩ và những nguy hiểm cần lưu ý

457

Sa búi trĩ thường xuất hiện khi mắc bệnh trĩ lâu ngày mà không được điều trị kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, chảy dịch có mùi hôi, vướng víu, chảy máu,...

Sa búi trĩ thường xuất hiện khi mắc bệnh trĩ lâu ngày mà không được điều trị kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, chảy dịch có mùi hôi, vướng víu, chảy máu,... Nếu không được điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.  

1. Sa búi trĩ là gì?

Khi các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng giãn nở quá mức sẽ gây ra bệnh trĩ, tạo các búi trĩ nằm trên đường lược, là giải phân cách giữa trực tràng và ống hậu môn. Lâu ngày, các búi trĩ sa dần gây khó khăn cho việc đại tiện, kèm theo đau đớn, khó chịu. Tùy từng mức độ, nặng hay nhẹ mà búi trĩ bị sa có thể tự co lại vào lỗ hậu môn hay không. 

Sa búi trĩ gây nhiều khó khăn khi đại tiện, gây ngứa ngáy hậu môn, thậm chí có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, nghẹt búi trĩ, tăng nguy cơ ung thư hậu môn - trực tràng nếu không được giải quyết sớm. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng này thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Biểu hiện sa búi trĩ

Thông thường sa búi trĩ nội sẽ được phân theo các cấp độ, còn búi trĩ ngoại chỉ phân theo kích thước to, nhỏ hoặc phân theo cấp độ nặng, nhẹ. Cụ thể, tùy từng mức độ mà bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau 

2.1. Với trường hợp sa búi trĩ nội

• Trĩ nội độ 1
Ở cấp độ này, các tĩnh mạch bắt đầu bị giãn nở thành các búi trĩ. Tuy nhiên rất khó nhận ra dấu hiệu cụ thể, các triệu chứng bệnh cũng không thật sự rõ ràng, dấu hiệu đơn giản chỉ là cảm giác cộm ở hậu môn hoặc bệnh nhân cũng có thể đi đại tiện ra máu.

• Trĩ nội độ 2
Đến giai đoạn này, các biểu hiện đã rõ hơn, búi trĩ hình thành và có dấu hiệu phát triển hơn, khiến bệnh nhân ngứa rát vùng hậu môn, khi đại tiện thấy máu tươi ra nhiều hơn. Ngoài ra, trong quá trình rặn đại tiện thì búi trĩ có thể sa ra ngoài nhưng sau đó có thể tự thụt vào.

• Trĩ nội độ 3
Giai đoạn này trĩ đã có dấu hiệu nặng, búi trĩ bị lòi ra mà không còn tự co vào được nữa mà phải có tác động trực tiếp của người bệnh thì búi trĩ mới co lại được. Bệnh nhân luôn cảm thấy vướng víu, khó chịu, đi ngoài ra máu thường xuyên. 

• Trĩ nội độ 4
Đây là cấp độ nặng nhất của sa búi trĩ, bệnh nhân rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện lúc này cũng rất rõ, búi trĩ sa và rơi ra ngoài, không thể tự co vào được kể cả có sự tác động từ phía người bệnh. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau rát, sưng tấy và chảy máu hậu môn nhiều hơn.

2.2. Với trường hợp sa búi trĩ ngoại

• Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ nhỏ
Ở giai đoạn đầu mới chớm mắc bệnh, các búi trĩ xuất hiện ở ngoài viền hậu môn. Về cơ bản, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm cộm ở hậu môn. Nặng hơn, các tĩnh mạch phình to và phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo nằm ngoài hậu môn.

• Giai đoạn nặng: Búi trĩ to
Khi búi trĩ ở giai đoạn nặng, chúng không thể tự co lại được nên có khả năng gây tắc hậu môn. Bên cạnh đó, khi đại tiện, các búi trĩ này cọ xát gây ra chảy máu và đau rát vùng hậu môn. Ở giai đoạn này, việc sinh hoạt, đặc biệt khi ngồi cũng khiến người bệnh đau rát, khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thêm nữa, các búi trĩ nguy cơ cao bị viêm nhiễm, rất dễ tiến triển thành ung thư trực tràng, cực kỳ nguy hiểm.

3. Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Thực tế, khi bệnh nhân có dấu hiệu sa búi trĩ thì tùy theo tình trạng và mức độ bệnh mà có sự ảnh hưởng, nguy hiểm khác nhau. Đặc biệt, khi chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh không thể tự khỏi mà thậm chí còn gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

- Cơ thể bị thiếu máu

Khi bị trĩ hay sa búi trĩ thường kèm theo chảy nhiều máu tươi kéo dài gây thiếu máu. Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, có dấu hiệu vàng da, cơ thể suy nhược…

- Tắc tĩnh mạch

Khi các búi trĩ phát triển mạnh và không được kiểm soát sẽ chèn ép tĩnh mạch, khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn. Các tế bào khu vực hậu môn do không được cung cấp oxy lâu ngày nên có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử hoặc biến chứng thành ung thư.

- Hoại tử búi trĩ

Khi lưu thông máu khó khăn, vùng hậu môn ít tiếp nhận được máu đem theo oxy. Vì vậy, dẫn đến tình trạng búi trĩ bị hoại tử.

- Nhiễm trùng máu

Nếu bệnh nhân không sớm phát hiện ra bệnh, không kịp thời chữa trị thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe hậu môn, xuất huyết hoặc nhất là bị nhiễm trùng máu.
Liên hệ 1800.55.88.89 (miễn cước) - 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp. 
  • TAGS
SHARE
Bài trước Cách sử dụng bộ sản phẩm An Tri Vương với trĩ nội độ 2
Bài kế tiếp Cách sử dụng gel bôi An Trĩ Vương hiệu quả