8 LỜI KHUYÊN KHI MẮC BỆNH TRĨ

8 LỜI KHUYÊN KHI MẮC BỆNH TRĨ

2792

“Đau khổ như những ai đau khổ vì bệnh trĩ…”. Câu nói này diễn tả được phần nào nỗi khó chịu của một người bị mắc chứng này. Những kiến thức chuyên môn dưới đây sẽ có thể giúp bạn tiêu trừ, hoặc ít ra cũng làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh này.

8 Lời khuyên khi mắc bệnh trĩ

1. Chú trọng về ăn uống

Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình.

– Hãy uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ mềm hơn.

– Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.

2. Đừng rặn, và đừng khiêng nặng

Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.

Nếu chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc trĩ.

3. Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn

Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều.

4. Công dụng của kem thoa trĩ

Các loại kem thoa trĩ có công dụng làm cho chỗ trĩ không đau đớn khi thoa vào. Kem chỉ có công dụng giảm đau trong một lúc mà thôi, không phải là thuốc trị bệnh.

5. Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại khăn giấy ướt loại lau mặt loại giữ ẩm, nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn.

6. Ngâm nước ấm

Việc ngâm nước muối ấm (10 phút mỗi ngày) thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Đồng thời, hỗ trợ việc co búi trĩ tốt hơn.

7. Chế độ sinh hoạt

Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Nên chọn môn thể thao yêu thích và kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội, chạy chậm và đi bộ là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

8. Sớm chọn phương pháp chữa trị đơn giản và hiệu quả

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quí như Diếp cá, Đương Quy, hoa hòe (Rutin), tinh chất nghệ (Curcumin), giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,….Chế phẩm dạng viên chứa các thảo dược trên là lựa chọn thông minh, đáng tin cậy cho người bệnh trĩ, giúp nhanh chóng xua tan bệnh trĩ một cách dễ dàng và hiệu quả.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 -1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Công dụng của diếp cá trong điều trị trĩ, táo bón
Bài kế tiếp Vì sao người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ?