Bệnh trĩ - một căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, có thể có tới 2-3 người trong một gia đình cùng mắc phải căn bệnh khó chịu này. Điều này khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu bệnh trĩ có di truyền hay không?
Bệnh trĩ - một căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, có thể có tới 2-3 người trong một gia đình cùng mắc phải căn bệnh khó chịu này. Điều này khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu bệnh trĩ có di truyền hay không?Bệnh trĩ có di truyền không?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hình thành búi trĩ là do các tĩnh mạch ở hậu môn bị co giãn quá mức, ứ đọng máu ở tĩnh mạch dẫn đến hình thành những búi trĩ sưng đau. Nguyên nhân sâu xa hơn có thể kể đến là do chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp bệnh trĩ xuất hiện với nguyên nhân mang tính di truyền như mất van tĩnh mạch, thì ngoài mắc trĩ, người bệnh còn phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch tay, giãn tĩnh mạch ở nhiều cơ quan nội tạng khác.
Tại sao nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh trĩ?
Không ít người cùng có thắc mắc, nếu không do yếu tố di truyền, vậy tại sao nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh trĩ? Thực chất đây chỉ là một sự ngẫu nhiên, hoặc do các thành viên trong gia đình có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau, như cùng thích ăn các món chiên, cùng thích ăn mặn,...Vì vậy, không cần quá lo lắng. Thay vào đó, người bệnh cần điều trị tích cực, kết hợp sử dụng các chế phẩm hỗ trợ, cùng một lối sống và thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh trĩ.
Làm sao để những người trong gia đình không cùng mắc bệnh trĩ
Như đã nói, nguyên nhân khiến mọi người trong một gia đình cùng mắc bệnh trĩ là do thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc trĩ, cần xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của đã khoa học hay chưa. Nếu chưa, cần thay đổi càng sớm càng tốt.1. Về chế độ ăn uống
- Chú trọng bổ sung nhiều rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày, không chỉ cung cấp chất xơ, giúp phòng táo bón mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc, nước ép rau củ, trái cây. Hạn chế các loại nước ngọt, nước trái cây đóng chai, nước uống có gas
- Ưu tiên các món ăn luộc, hấp, kho, hạn chế món chiên xào nướng vì có thể gây khó tiêu, táo bón, gây nên và làm nặng thêm bệnh trĩ
2. Về chế độ sinh hoạt
- Mỗi người nên chọn cho mình một bộ môn phù hợp để tập luyện mỗi ngày, tăng cường vận động, giảm thời gian ngồi một chỗ cũng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc trĩ. Lưu ý, không tập luyện quá nặng, lao động quá sức hay mang vác vật nặng thường xuyên- Dừng thói quen rặn khi đi đại tiện, nhịn đại tiện. Việc này có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh vùng hậu môn kỹ càng sau khi đi vệ sinh để tránh viêm loét, bội nhiễm
- Những người thừa cân, béo phì thì nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất kích thích.
3. Kết hợp các chế phẩm hỗ trợ
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, người muốn phòng hoặc đang điều trị bệnh trĩ cũng cần kết hợp sử dụng các chế phẩm hỗ trợ để gia tăng hiệu quả. Nên sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Diếp cá, Đương Quy, Hoa hòe, Nghệ,... đã được khoa học chứng minh có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng như đau rát hậu môn, táo bón kéo dài, chảy máu hậu môn,... giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và ngừa trĩ tái phát hiệu quả.
Liên hệ 1900.1259 - 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp