Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bạn cứ tưởng tượng chỉ khi ngồi như ngồi xuống bụi gai vậy, thậm chí khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng, từ đi, đứng, nằm, ngồi đều cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm nhận rõ mạch đập ở vùng hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại là gì ?
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các phần da quanh vùng viền hậu môn bị viêm nhiễm, sưng tấy làm cho các tĩnh mạch quanh hậu môn căng lên do đó làm cho sự tăng sinh các mô liên kết diễn ra hoặc tụ máu gây nên. Trĩ ngoại phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài, có thể dễ dàng nhìn thấy được, vùng bị trĩ ngoại không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu. Người bị trĩ ngoại thường cảm thấy đau, như có vật lạ ở hậu môn của mình vậy. Trĩ ngoại cũng có rất nhiều loại: bệnh trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên, bệnh trĩ ngoại do viêm nhiễm, bệnh trĩ ngoại do tụ máu, bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
1. Đường ruột
Nguyên nhân thường gặp nhất là đường ruột không tốt dẫn đến khi đi đại tiện phân khô, táo bón, phải rặn nhiều,… gây nứt cãng tĩnh mạch vùng quanh hậu môn, sau đó có thể do các mô liên kết trĩ hoặc tụ máu mà thành.
2. Ăn uống
Thói quen ăn uống cũng là một phần gây nên bệnh trĩ ngoại, các thức ăn quá béo, các đồ kích thích, đặc biệt là đồ cay, ớt rất dễ gây bệnh trĩ. Nếu bạn ăn đồ cay mà đi vệ sinh có cảm giác hơi rát, khó chịu ở vùng quanh hậu môn thì hãy cẩn thận, giảm bớt lượng ăn cay của mình đi vì rất có thể bạn sắp bị trĩ.
3. Thói quen sinh hoạt
Nhiều khi do yêu cầu công việc bạn phải đứng quá lâu, hoặc ngồi quá lâu, hoặc đi lại nhiều cũng rất có thể gây ra bệnh trĩ. Tại sao lại vậy? Do hậu môn là vùng nằm giữa 2 chân, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tư thế sinh hoạt của con người, nếu ở quá lâu trong một tư thế, cơ vùng hậu môn sẽ bị ép gây tác động đến các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn.
4. Mang thai, sau mang thai
Khi mang thai, áp lực từ bụng xuống vùng dưới rất cao, rất dễ gây bệnh trĩ. Sau mang thai vùng hậu môn và cơ quan sinh dục phụ nữ rất dễ bị tổn thương, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ bị bệnh trĩ sau này.
5. Các nguyên nhân khác
Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây bệnh trĩ ngoại như: huyết áp cao tác động lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, xơ gan, xơ động mạch, một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng và đường ruột cũng rất có thể gây ra bệnh trĩ.
Các thời kỳ phát triển của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại được chia làm 4 thời kỳ như sau :
- Trĩ lòi ra ngoài: đây là thời kỳ trĩ ngoại mới hình thành, bạn sẽ có cảm giác hơi hơi có vật lạ ở ngoài vùng hậu môn, nếu tinh ý và phát hiện sớm ở thời kỳ này sẽ dễ dàng điều trị hơn rất nhiều.
- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo: đến thời kỳ này bệnh trĩ ngoại đã phát triển hơn, cảm giác có vật lạ cũng ngày càng rõ ràng hơn nhưng chưa có cảm giác khó chịu. Nếu bạn đang ở thời kỳ này và đang đọc bài viết bài này thì chúc mừng bạn, bạn đã tiết kiệm được kha khá tiền điều trị bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chữa trĩ hiệu quả theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ giai đoạn này.
- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu: đến thời kỳ này, bệnh trĩ ngoại đã gây đau, bắt đầu chảy máu vì bị cọ xát khi đi đại tiện. Nếu liên tục bị hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện, bạn phải đến gặp bác sỹ ngay để có phương pháp chữa trị phù hợp. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn có thể dùng các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ mà có thể không cần phẫu thuật.
- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau: thời kỳ cuối cùng, nói chung cái gì nhiễm trùng đều rất nguy hiểm. Bạn nên đến ngay cơở khám bệnh trĩ gần nhất để được tư vấn phù hợp. Thời kỳ này bạn vẫn có thể dùng các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ phù hợp, tuy nhiên có thể sẽ phải phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách tránh các nguyên nhân gây trĩ ngoại
Phần trên đã nêu lên các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại, ngăn chặn các nguyên nhân, bạn sẽ có thể chữa khỏi một phần, hoặc khỏi hẳn, đây cũng là cách chữa bệnh trĩ nhẹ.
- Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, nếu khó tiêu, đi đại tiện phân rắn cố gắng chia ra đi đại tiện ít nhất 2 lần 1 ngày để giảm áp lực cho các tĩnh mạch quanh hậu môn.
- Tránh ăn uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Tránh ăn các đồ ăn cay, đặc biệt là ớt, nếu bạn thích ăn ớt tươi thì xin chia buồn, bạn phải từ bỏ món khoái khẩu của mình nếu không muốn bị trĩ nặng hơn.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để dễ tiêu hóa, phân mềm hơn.
- Tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Nếu công việc phải ngồi, đứng, đi lại nhiều thì cố gắng thay đổi tư thế sau khoảng 30 – 45 phút, có thể tập một vài động tác thể dục nhỏ.
- Ngâm nước ấm để vệ sinh và lưu thông máu tốt vùng quanh hậu môn, 1 lần/ngày, 15 đến 20 phút.
- Co thắt cơ vùng hậu môn: bạn cũng có thể tập co thắt cơ vùng hậu môn, gần giống phương pháp kennel luyện chống xuất tinh sớm để các cơ hậu môn được hoạt động thông suốt hơn.
Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng cách dùng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại (phương pháp nội khoa)
Thuốc chữa trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống là các loại thuốc viên, viên nang và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.
– Thuốc uống dạng viên hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu và tăng độ bền, chắc của các thành tĩnh mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề vùng này. Các loại thuốc này chứa các hoạt chất vitamin P (tên khoa học là Rutin) và các hoạt chất được chiết xuất từ các loại thực vật như Diếp cá, đương qui, nghệ (curcumin), hoa hòe (rutin).
– Thuốc chữa bệnh trĩ có tác dụng tại chỗ: người ta thường dùng thuốc mỡ để bôi lên vùng bị tổn thương sau khi ngâm nước nóng 15 đến 20 phút như hướng dẫn ở trên. Các loại thuốc này có các hoạt chất giảm ngứa, giảm đau, sát trùng, chống viêm nhiễm. Cũng có loại thuốc đạn vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn. Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn phải điều trị các bệnh liên quan gây ra bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đâu,… Đặc biệt bệnh trĩ phải dùng thuốc kiên trì, đủ thời gian mới có thể điều trị dứt điểm được bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật trĩ
Bệnh trĩ ngoại không được khuyên nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, trừ khi bệnh trĩđãđến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét. Phương pháp phẫu thuật giúp cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, cũng có thể dùng phương pháp thắt trĩ hoặc đốt laser hoặc điện. Đặc biệt lưu ý phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn thận đã có trường hợp tử vong vi phẫu thuật ở các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Bạn nên đến các trung tâm y tế lớn để được tư vấn một cách phù hợp nhất.