Bệnh trĩ ở người cao tuổi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh trĩ ở người cao tuổi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

397

Người cao tuổi rất dễ bị bệnh trĩ, chiếm tới 70% những người mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn tới điều đó là do hệ miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống không phù hợp, uống nhiều thuốc tây chữa bệnh hoặc do đi vệ sinh lâu, dùng sức rặn nhiều. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời trước khi bệnh trĩ ở người cao tuổi trở nặng là điều hết sức cần thiết.

Người cao tuổi rất dễ bị bệnh trĩ, chiếm tới 70% những người mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn tới điều đó là do hệ miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống không phù hợp, uống nhiều thuốc tây chữa bệnh hoặc do đi vệ sinh lâu, dùng sức rặn nhiều. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời trước khi bệnh trĩ ở người cao tuổi trở nặng là điều hết sức cần thiết. 

Dấu hiệu người cao tuổi bị bệnh trĩ, có nguy hiểm không?

Ba triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi bị bệnh trĩ đó là táo bón, đi ngoài ra máu và sa búi trĩ. Ban đầu, triệu chứng thường thấy khi người già bị bệnh trĩ đó là táo bón mạn tính, khó tiêu, phải dùng sức để rặn và hậu môn bị rách. Triệu chứng thứ hai là đi vệ sinh ra máu, thường thấy máu dính trên bề mặt giấy vệ sinh, nặng thì thấy thành giọt, thành tia. 
Bên cạnh đó, người bệnh cũng thấy búi trĩ bị sa ra ngoài. Ban đầu thì búi trĩ sa có thể tự co lên được, nhưng để kéo dài thì búi trĩ sẽ dần to ra, sa nhiều hơn, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào. 
Ngoài ra, người cao tuổi bị bệnh trĩ còn kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh vùng hậu môn, táo bón. 

Nếu không được chữa trị sớm và kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tắc mạch, sa trĩ nghẹt hoặc dẫn tới các bệnh lý khác ở vùng hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,...

Cách điều trị bệnh trĩ ở người cao tuổi

Để điều trị bệnh trĩ ở người cao tuổi hiệu quả thì việc đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học. Bổ sung thực đơn giàu các chất xơ, không chỉ giúp dễ ăn, dễ hấp thu tiêu hóa mà còn giúp phân mềm hơn. Ngâm hậu môn trong nước ấm 3 lần/ ngày giúp búi trĩ giảm sưng đau, đồng thời việc vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn tránh được viêm nhiễm tích tụ bên trong. 

Lưu ý, không sử dụng các chất kích thích có tính tẩy rửa mạnh làm khô hậu môn, dễ bị kích ứng vùng hậu môn. Bổ sung nhiều nước như nước lọc, nước ép hoa quả để ngăn bệnh trĩ tấn công. Người già cũng nên chịu khó rèn luyện thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu sẽ gây áp lực cho vùng ổ bụng cùng các tĩnh mạch hậu môn. 

Người bệnh cũng cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp nặng thì có thể cần phải phẫu thuật cắt búi trĩ. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng các thảo dược có hiệu quả rất tốt trong phòng và điều trị bệnh trĩ như Diếp cá, Đương Quy, Hoa hòe, Nghệ, Trầu Không, Thầu dầu tía,... 

Ngày nay, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế các thảo dược trên thành viên uống và trầu không, thấu dầu tía... thành gel bôi, hiệp đồng tác dụng hai trong một, vừa tác động nguyên nhân, vừa giúp hỗ trợ phòng nguy cơ mắc trĩ và cải thiện các triệu chứng đau rát, chảy máu, giúp búi trĩ co lên nhờ tác dụng làm bền hệ tĩnh mạch trĩ và tránh phải phẫu thuật, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn với sức khỏe. 
Bộ sản phẩm An Tri Vuong là một lựa chọn tốt cho người bệnh trĩ, táo bón, gồm viên uống và gel bôi, đã được chứng minh hiệu quả qua thực tế nhiều năm, đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng tại Viện YHCT Trung Ương, cũng có hiệu quả giúp nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón hiệu quả - đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên và làm nặng thêm bệnh trĩ. Bên cạnh đó, bộ An Tri Vuong còn rất an toàn, dùng được cả cho phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Liên hệ 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp