BỆNH TRĨ TỰ RÚT LUI MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

BỆNH TRĨ TỰ RÚT LUI MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

1683

Người mắc trĩ có thể khỏi hoàn toàn mà không cần phải động tới dao kéo, là khẳng định của chuyên gia có nhiều năm trong nghề khám và điều trị căn bệnh tế nhị nhưng lại vô cùng phổ biến này.

Để nằm trong nhóm “bị trĩ mà không cần phẫu thuật”

Trĩ là bệnh phổ biến trong cộng đồng, trên 50% người mắc bệnh trĩ, chỉ tùy mức độ. Đối tượng dễ mắc là người ngồi lâu, đứng nhiều như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may hay nhân viên văn phòng, rồi những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, kiết lỵ hay phụ nữ mang thai và cho con bú, ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở người mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng ổ bùng, toàn bộ trực tràng và những vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm, giãn phế quản, bệnh lỵ.

ThS.BS. Nguyễn Phi Hùng, Phó Giám đốc Chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, trĩ có rất nhiều giai đoạn, từ giai đoạn sớm đến giai đoạn biến chứng, do có nhiều mức độ nên cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Nếu như người điều trị trĩ ở giai đoạn sớm thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh mà không cần phải làm thủ thuật hay phẫu thuật gì.

Nếu bệnh nhân không chữa trị mà chấp nhận sống chung với bệnh thì chắc chắn trĩ sẽ đưa tới một vài biến chứng, nhiều nhất là việc chảy máu làm cho người bệnh hoảng sợ khi mà ngày nào đi vệ sinh cũng thấy chảy máu, thứ hai việc chảy máu lâu dài như vậy cũng khiến bệnh nhân thiếu máu, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và thể trạng của mình, đương nhiên khả năng lao động và hiệu quả sẽ giảm sút. Tiếp nữa là sự đau rát khi búi trĩ sa ra ngoài gây viêm loét, làm vùng hậu môn lúc nào cũng bị kích thích gây khó chịu, BS. Hùng cảnh báo.

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là biện pháp chữa trị không mong đợi, phần vì bệnh nhân sợ đau, e ngại. BS. Hùng chia sẻ, người xưa đã nói “phòng bệnh hơn trị bệnh”, nên tốt nhất không bị phẫu thuật thì phòng để khỏi bị bệnh này hoặc phát hiện bệnh sớm để điều trị tốt.

Phòng bệnh thì cố gắng loại trừ các yếu tố nguy cơ tức là tránh tình trạng ngồi lâu, đi vệ sinh tránh rặn, trong chế độ ăn uống tránh ăn những chất cay nóng, rượu bia, cố gắng ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, rồi sử dụng thực phẩm phòng ngừa bệnh trĩ.

BS. Hùng chia sẻ, thường trĩ ở cấp độ nhẹ 1, 2 và chớm độ 3 thì bệnh nhân không cần phẫu thuật mà sẽ được chỉ định điều trị nội khoa, trĩ cấp độ 3 cần đánh giá có yếu tố nguy cơ không để lựa chọn phương pháp điều trị nội hoặc phải phẫu thuật. Nếu có yếu tố nguy cơ thì người ta khuyên nên điều trị bằng thuốc ban đầu để bệnh trĩ nhỏ lại và rút lui.

Giả dụ như đối với sản phụ hoặc trĩ độ 3 với những bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi hoặc bệnh tiền liệt tuyến, đó là những trường hợp tăng áp lực ở hậu môn thì mức độ 3 này được điều trị bằng thuốc.

Thảo dược khiến trĩ tự rút lui và không trở lại

Trĩ có nhiều mức độ và tổn thương phối hợp, tùy vào tổn thương phối hợp đó mà chọn phương pháp điều trị thích hợp. Theo BS. Hùng, điều trị phù hợp là bệnh nhân phải được chẩn đoán đúng mức độ của bệnh và chọn phương pháp nào để điều trị đồng thời, sau khi điều trị phải được theo dõi và có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát lại, nếu không được phân cấp độ bệnh chính xác thì sẽ điều trị không phù hợp thì biến chứng và tái phát hiển nhiên xảy ra.

BS. Hùng cho biết thêm, bình thường trong ống hậu môn có 3 búi tĩnh mạch trĩ gồm 2 búi tĩnh mạch sinh lý và 1 búi tĩnh mạch bệnh lý. Khi bị trĩ thì người ta chỉ xử lý 1 búi tĩnh mạch bệnh lý thôi, còn 2 búi tĩnh mạch kia nếu không chịu tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý thì 2 búi tĩnh mạch sinh lý này tiếp tục gây trĩ mà nhiều người lầm tưởng là bệnh trĩ tái phát, thực sự là búi trĩ bệnh đã bị cắt rồi.

Hơn nữa nếu trường hợp búi trĩ quá khả năng phẫu thuật, do nhiều bệnh nhân sợ đau mà bác sĩ lại sử dụng phương pháp để bệnh nhân đỡ đau thì vô tình áp dụng kỹ thuật không đúng chỉ định thì trĩ tái phát sẽ tiếp tục.

Dân gian có rất nhiều thảo dược khiến bệnh trĩ tự rút lui trong đó Diếp cá được biết đến như vị thảo dược thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón; Hoa hòe với chiết xuất Rutin giúp bền vững thành mạch, chống suy giãn tĩnh mạch nên giúp búi trĩ bị sa ra ngoài có thể co lại về vị trí cũ; bên cạnh đó Tinh chất nghệ Curcumin được biết đến như “kháng sinh thực vật” giúp kháng viêm và làm lành mau các tổn thương do trĩ gây ra; cộng với Cao Đương Quy với tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, hoặt huyết giúp giải quyết điều trị biểu hiện rõ ràng nhất của trĩ là đi ngoài ra máu, ngoài ra có thể kết hợp với Magie carbonat để tăng nhuận tràng. Tất cả các vị thảo dược này phối kết hợp với nhau sẽ có tác dụng điều hòa chứng bệnh trĩ hiệu quả. Những bệnh nhân bị trĩ không muốn phẫu thuật hoặc muốn phòng ngừa có thể sử dụng các vị thảo dược này, BS. Hùng tư vấn.

Những người muốn phòng ngừa cũng có thể sử dụng các vị thảo dược này nếu như nằm trong nhóm có nguy cơ bị trĩ như sản phụ mang thai lo sợ có nguy cơ bị trĩ hoặc là tài xế chạy xe thường xuyên phải ngồi lâu và uống ít nước… Ngay cả bệnh nhân phải phẫu thuật trĩ rồi thì có thể sử dụng những thảo dược để phòng tái phát.

Bệnh nhân trĩ thường lo sợ và hay giấu giếm, trong khi “kim trong bọc lâu ngày sẽ lòi ra”, tới lúc bị nặng, người bệnh sẽ không có sự lựa chọn nào khác là phải phẫu thuật. Phòng bệnh là cách tốt nhất, nếu trót bị trĩ, hãy cố gắng sớm nhất đặt mình trong “nhóm an toàn” để hoàn toàn đẩy lùi được bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật.

Nếu có bất kỳ vấn đề liên quan tới bệnh trĩ, táo bón, hãy gửi về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: 1900 545439- (04) 39 959 969 để được tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ