CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

2056

Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ…

Điều trị bệnh trĩ

Người ta chỉ điều trị khi bệnh trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ.

– Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

– Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

2. Điều trị nội khoa:

– Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

– Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

Tại Việt Nam, điều trị bệnh trĩ được ưu tiên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giúp điều trị được các mức độ bệnh trĩ nặng hơn (từ trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) mà có thể không cần phẫu thuật. Nhóm các thảo dược đã thể hiện được hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ là Diếp cá, đương qui, nghệ (Curcumin), hoa hòe (Rutin), thường được phối hợp với magie để nhuận tràng, chống táo bón. Nhóm thảo dược này cho hiệu quả tốt nhờ các tác dụng giúp cải thiện ngay tình trạng đau rát, chảy máu, viêm nhiễm; giúp nhanh chóng làm co búi trĩ và gia tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ; giúp hết nhanh táo bón,….Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị bệnh trĩ triệt để, người bệnh cần kiên trì sử dụng từ 3-6 tháng liên tục.

– Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

3. Điều trị bằng thủ thuật:

a. Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2

b. Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2

c. Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2

d. Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

Trĩ nội:

– Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.

– Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

– Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

– Độ 4: cắt trĩ.

– Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.

Như vậy, để việc điều trị được thuận lợi và hiệu quả, cần biết chính xác là bị trĩ ngoại hay trĩ nội, mức độ bệnh trĩ đến đâu và hãy tìm đến tư vấn của chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị phù hợp nhất..

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 -1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.