Các phương pháp điều trị trĩ nội độ 3 mà không cần phẫu thuật

Các phương pháp điều trị trĩ nội độ 3 mà không cần phẫu thuật

429

Thông thường tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt với trĩ nội độ 3, nếu bệnh còn nhẹ, chưa dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh. 

Thông thường tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt với trĩ nội độ 3, nếu bệnh còn nhẹ, chưa dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh. 

1. Phương pháp điều trị nội khoa trĩ nội độ 3

Thông thường, để điều trị nội khoa trĩ nội độ 3, người bệnh có thể sẽ được chỉ định các loại thuốc sau:

Điều trị bằng thuốc tây y

Các loại thuốc tây y thường có hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, nhóm thuốc này thường đa dạng các cách bào chế như dạng thuốc bôi, dạng thuốc uống, dạng thuốc đặt hậu môn,.. Bên cạnh đó, chúng còn đa dạng thuốc với tác dụng khác nhau như thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm, co mạch,...
Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau, đem đến những hiệu quả khác nhau tùy từng bệnh nhân cụ thể. Người bệnh cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên thuốc tây y chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng mà không trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt dùng lâu dài sẽ có tác dụng phụ nên người bệnh cần kết hợp các sản phẩm thảo dược để điều trị tối ưu.

Điều trị bằng thuốc đông y

Không chỉ thuốc tây, các loại thuốc đông y cũng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Các thảo dược từ xa xưa đã được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ, táo bón. Tuy nhiên hiệu quả của các bài thuốc gia truyền hoặc các thảo dược đơn lẻ thường chậm, việc bào chế và sử dụng cũng không tiện lợi khiến người bệnh mất nhiều thời gian và công sức.

Đông tây y kết hợp - giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ độ 3

Các nhà khoa học hiện nay đã nghiên cứu để kết hợp giữa các thảo dược truyền thống với công nghệ bào chế hiện đại tạo nên các chế phẩm viên uống và gel bôi từ thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ, táo bón hiệu quả mà không cần phẫu thuật. Trong đó các thảo dược được ưu tiên sử dụng gồm cao Diếp cá, Đương Quy, nghệ meriva, Rutin (từ hoa hòe) do:
+ Diếp cá: Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Các hoạt chất trong Ngư tinh thảo là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch. 
+ Đương quy: Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy còn có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
+ Rutin (hoa hòe): Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. 
+ Nghệ dạng Meriva: Meriva chính là Curcumin được kết hợp với Lecithin đậu nành và vi tinh thể Cellulose, giúp cho Curcumin có thể hấp thu qua màng tế bào một cách dễ dàng và tối đa. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Curcumin của Meriva được hấp thu vào máu cao hơn 50% so với curcumin từ nghệ vàng. 

Những dược liệu quý này đã được kết hợp lại với nhau trong cùng một sản phẩm, kết hợp công nghệ bào chế hiện đại tạo nên bộ sản phẩm trong uống, ngoài bôi làm tăng hiệu quả điều trị và an toàn cho người sử dụng, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, đặc biệt tốt với người trĩ nội độ 3 (Tìm hiểu sản phẩm tại đây)

2. Cách điều trị trĩ nội độ 3 bằng phương pháp phẫu thuật

Với một số trường hợp điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, hoặc bệnh trĩ nội độ 3 có biến chứng, búi trĩ quá lớn… thì sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Cụ thể, một số phương pháp thường được chỉ định bao gồm:
- Phương pháp cắt khâu búi trĩ bằng tay: Bác sĩ sẽ tự tay thực hiện mũi khâu hình chữ X hoặc chữ I để lấy lớp niêm mạc nhằm triệt các mạch máu trên đám rối tĩnh mạch
- Phương pháp thắt búi trĩ bằng dây thun: Dùng vòng cao su siết chặt vào đáy của búi trĩ để thắt búi trĩ. 
- Phương pháp chích xơ hóa búi trĩ: Tiêm một lượng chất hóa học vào búi trĩ để tạo xơ trong đó, ngăn cản sự lưu thông máu đến các búi trĩ để khiến chúng tự teo đi. 
- Phương pháp đốt laser: dùng tia laser để cắt trĩ thay cho dao mổ thông thường, cách làm này giúp loại bỏ búi trĩ nhanh mà không gây đau đớn. 
- Phương pháp HCPT: đông máu và thắt nút mạch máu bằng nguyên lý sinh nhiệt của điện trường dưới sóng cao tần, nhờ đó đốt và cắt búi trĩ tại chỗ. 
- Phương pháp longo: Phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại.

Tuy nhiên sau khi phẫu thuật bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát, hoặc có thể gặp biến chứng sau phẫu thuật. Do đó người bệnh vẫn nên dùng bộ sản phẩm từ thảo dược chứa diếp cá, đương quy, hoa hòe, nghệ dạng Meriva để phục hồi chức năng hậu môn sau phẫu thuật và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
Liên hệ 1800.55.88.89 - 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp thắc mắc.
  • TAGS
SHARE
Bài trước Trĩ nội độ 4 là gì? Dấu hiệu nhận biết giai đoạn trĩ nội độ 4!
Bài kế tiếp Cách điều trị trĩ nội độ 2 hiệu quả ngay tại nhà