CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH TRĨ

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH TRĨ

2094

Bệnh trĩ là một căn bệnh khó chữa dứt điểm và dễ bị tái phát bệnh. Bệnh gây đau đớn, vướng víu khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ là một căn bệnh khó chữa dứt điểm và dễ bị tái phát bệnh. Bệnh gây đau đớn, vướng víu khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đồng thời, bệnh ở vùng kín thường tiến triển âm thầm, từ từ, biểu hiện tăng dần làm cho người bệnh ngại ngùng đi khám và dễ chủ quan, đến khi có biểu hiện khó chịu nhiều thì thường đã nặng rồi. Vì vậy hiểu để phòng tránh bệnh trĩ là điều rất cần thiết khi bạn chưa mắc trĩ hoặc khi bạn vừa điều trị khỏi bệnh.

Các phương pháp phòng tránh bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể phòng ngừa được nếu tuân theo một số hướng dẫn sau đây:

  • Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, cân đối dinh dưỡng. Thêm chất xơ trong chế độ ăn uống là một trong những cách tự nhiên là tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ. Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và bột yến mạch sẽ bảo vệ bạn chống lại bệnh trĩ bằng cách chống táo bón, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, làm sạch trực tràng và làm cho đại tiện nhẹ nhàng và không đau đớn. Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà và các thức ăn nóng (nhiều gia vị) như hạt tiêu, ớt…
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là trong bữa ăn, thúc đẩy tiêu hóa tốt và ngăn ngừa xơ cứng phân của bạn. Bạn có thể uống nước tinh khiết hoặc cho các loại chất lỏng lành mạnh như trái cây và nước rau ép – tất cả trong số này sẽ giúp làm mềm phân và dễ dàng khi đi cầu, giúp chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ. Cần đảm bảo uống đủ lượng nước > 2 lít /ngày.
  • Nên ăn uống đúng giờ. Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc liên tục thay đổi lịch trình của các thói quen ăn uống của bạn bởi nó có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.
  • Không nên nhịn đi vệ sinh và tập đi vệ sinh vào một giờ cố định hàng ngày. Nhịn đi vệ sinh có thể khiến phân bị tích tụ lại lâu ở ruột sẽ khiến cho phân bị khô cứng, việc đi ngoài sẽ khó khăn hơn. Khi đi ngoài có thể trà xát mạnh vào tĩnh mạch ở vùng hậu môn và đặc biệt bạn thường xuyên phải rặn mạnh làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn làm phình tĩnh mạch hậu môn đó là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Việc tập đi vệ sinh vào một giờ cố định hàng ngày giúp bạn tạo thành phản xạ tự nhiên tống hết phân ra ngoài hàng ngày, tránh dồn tích phân tạo thành táo bón. Nhờ vậy, góp phần phòng ngừa bệnh trĩ.
  • Không nên ngồi quá lâu, hoặc đứng quá lâu. Đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến cho sức ép đè lên vùng xương chậu lớn, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn cao là nguy cơ gây nên bệnh trĩ. Đồng thời việc đứng hoặc ngồi quá lâu cũng dẫn đến việc ứ trệ máu và căng phồng tĩnh mạch hậu môn, đây cũng là một trong nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bạn nên có kế hoạch nghỉ ngơi giữa giờ (như đi lại) trong trường hợp công việc phải đứng hoặc ngồi lâu.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng ở mức độ cho phép. Duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức vừa phải như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt tiêu hóa tốt, và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn phòng ngừa bệnh trĩ. Tập thể dục cũng sẽ giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ của bạn có bệnh trĩ. Không nên chơi các môn thể thao nặng và tránh nâng vật nặng thường xuyên. Nên tập đều đặn mỗi ngày 30 phút.
  • Giữ vùng hậu môn của bạn sạch và khô. Sau khi đại tiện, hãy vệ sinh bằng nước hoặc lau sạch vùng hậu môn với giấy vệ sinh ẩm thấp và không mùi, sau đó thoa nó khô. Tránh chà xát mạnh gây xước vùng hậu môn, và giữ độ ẩm xung quanh vùng hậu môn ở mức độ cho phép để tránh gây những kích ứng không cần thiết.
  • Ngoài ra cần điều trị triệt để các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ… Những bệnh này làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn gây nên bệnh trĩ.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bạn vẫn bị táo bón, khó đại tiện hoặc vẫn mắc bệnh trĩ hoặc trong những trường hợp bất khả kháng như phụ nữ mang thai,…thì nên sớm sử dụng các sản phẩm chức thảo dược an toàn như Diếp cá, đương qui, nghệ, hoa hòe. Sản phẩm này sẽ giúp bạn hết ngay táo bón, cải thiện ngay các triệu chứng đau rát, chảy máu đồng thời giúp làm bền hệ tĩnh mạch trĩ, giúp co búi trĩ. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được bệnh trĩ hoặc giúp nhanh chóng điều trị khỏi khi bệnh chưa nặng.

Khi cần tư vấn phương pháp phòng và điều trị hiệu quả bệnh trĩ, bạn có thể gửi câu hỏi về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 -1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ