CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 3 HIỆU QUẢ KHÔNG CÒN TÁI PHÁT

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 3 HIỆU QUẢ KHÔNG CÒN TÁI PHÁT

2408

Bạn đang đi tìm cho mình cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn rất nhiều. Trước hết để điều trị được trĩ nội độ 3 thực sự hiệu quả, ngoài phương pháp điều trị tốt thì việc xác định chính xác loại bệnh trĩ, mức độ bệnh sẽ giúp nhanh chóng xóa tan căn bệnh khó nói này.

Trĩ nội độ 3 cần điều trị ngay, nếu không muốn phải phẫu thuật trĩ

Trĩ nội được chia làm 4 độ là độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Trong đó:

 Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 hiệu quả không còn tái phát
  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới hình thành, thông thường thì chảy máu là triệu chứng chính
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự co lên mà không cần tác động
  • Hai mức độ trĩ này, việc điều trị nội khoa (chữa bằng đường uống) là chính và cho hiệu quả cao nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ tích cực khác. Thuốc tây y cũng chỉ áp dụng đường uống ở mức độ này, nếu nặng hơn thường được khuyên phẫu thuật.
  • Trĩ nội độ 3: Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài khi đi cầu, không tự co lên mà phải đẩy mới lên được. Ở mức độ này, ngoài cảm giác mất tự tin thì hiện tượng chảy máu, đau rát lại giảm đi khiến người bệnh thường chủ quan không chữa trị. Họ không biết rằng, đây là mức độ trĩ cuối cùng có thể điều trị được bằng đường uống mà không phải phẫu thuật, khi uống một số sản phẩm được bào chế theo phương thuốc dân gian đặc biệt.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã sa ra ngoài thường xuyên, có đẩy cũng không lên được và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Ở mức độ này thì chắc chắn phải phẫu thuật trĩ và sau đó điều trị củng cố bằng một liệu trình đường uống để ổn định hậu môn sau phẫu thuật và phòng tránh tái phát.

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 hiệu quả

Theo tây y, nếu đã bị trĩ nội ở mức độ 3 thì nên phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật trĩ có 1 số bất lợi, 1 số biến chứng khiến rất nhiều người sợ và nghiến răng chịu bị hành hạ. Bởi vì, phẫu thuật trĩ:

  • Thường gây đau đớn và mất thời gian nghỉ ngơi hậu phẫu để chờ lành tổn thương (phải nghỉ làm và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày).
  • Có thể gặp một số biến chứng của phẫu thuật trĩ như nhiễm trùng, hẹp hậu môn…
  • Không áp dụng được cho một số bệnh nhân trĩ nặng nhưng không có chỉ định phẫu thuật (trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, tình trạng sức khỏe không đủ, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em…).
  • Chi phí cao, dễ tái phát nếu sau phẫu thuật không chú trọng làm bền vững hệ mạch trĩ đã bị suy yếu.
  • Nếu bệnh trĩ đi kèm với táo bón, nứt và ngứa quanh lỗ hậu môn,… thì sẽ rất khó chịu, lâu lành tổn thương hơn sau phẫu thuật

Các chuyên gia có kinh nghiệm khuyên rằng, để điều trị bệnh trĩ nội độ 3 bằng đường uống và không phải phẫu thuật, nên sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược thiên nhiên như cao Diếp cá, đương qui, nghệ (curcumin), hoa hòe (Rutin) và magie trong khoảng 4-6 tháng liên tục. 2-3 tháng đầu nên sử dụng liều tối đa 9 viên/ngày chia 3 lần nếu hàm lượng cao diếp cá chuẩn phải đạt từ 450mg và nghệ phải ở dạng curcumin phospholipid (còn gọi là Meriva), sau đó duy trì 6 viên trong 2-3 tháng tiếp theo. Đặc biệt, nhóm thảo dược này có thể dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Một số biện pháp hỗ trợ tích cực điều trị trĩ nội độ 3

Bên cạnh việc tích cực điều trị như trên, cần áp dụng đồng thời với các biện pháp sau để bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát:

  • Ngâm hậu môn bằng nước muối (9 ‰) ấm, khoảng 15 ngày đầu điều trị, mỗi ngày 1 lần khoảng 15 phút. Việc này giúp búi trĩ co nhanh hơn, giảm nhanh viêm nhiễm đau rát và giúp hậu môn sạch sẽ sau khi đi cầu.
  • Chế độ ăn cần nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày).
  • Hạn chế rượu bia, các chất cay nóng như cà phê, trà, ớt, tiêu,…
  • Duy trì vận động thể lực đặn đặn khoảng 30 phút trở lên mỗi ngày, nên chọn môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội,… tránh tập tạ hoặc các động tác gồng mình.
  • Không nên ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng. Nếu làm việc buộc phải ngồi nhiều, đứng lâu như làm văn phòng, thợ may, lái xe, thợ cơ khí,… thì nên đi lại vận động khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc.

Phẫu thuật trĩ chỉ nên áp dụng khi ở mức độ nặng như trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Hãy gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn liên hệ tới số điện thoại: 1900.1259 – (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.