Cảnh báo 8 dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không nên bỏ qua

Cảnh báo 8 dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không nên bỏ qua

252

Phân khô cứng, khó đại tiện, hay bị đau bụng,… là một trong những dấu hiệu điển hình của khi mắc táo bón nặng. Phát hiện sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như trĩ, sa trực tràng,… 

Phân khô cứng, khó đại tiện, hay bị đau bụng,… là một trong những dấu hiệu điển hình của khi mắc táo bón nặng. Phát hiện sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như trĩ, sa trực tràng,… 

8 Dấu hiệu bệnh táo bón nặng

Táo bón là rối loạn chức năng đường ruột khiến nhu động ruột không thường xuyên hoặc khó đi ngoài. Khi bị táo bón nặng, thường có những biểu hiện sau:

1. Phân khô, cứng và có thể lẫn máu 

1- 2 ngày mới đi vệ sinh với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, dưới 3 lần/ tuần với trẻ em và người lớn. Phân khô, rắn, khó bài tiết, có thể lẫn máu do lượng nước trong phân không đủ hoặc sự hấp thu nước quá mức ở đại tràng. Nguyên nhân là do uống ít nước, thiếu chất xơ hoặc nhu động ruột chậm kéo dài thời gian phân ở trong đại tràng. Trong quá trình đi ngoài, phần phân rắn cọ xát lên hậu môn gây chảy máu theo phân. 

2. Hay buồn đại tiện nhưng mỗi lần đi lại rất ít

Khi bị táo bón nặng, bạn luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần đi lại được rất ít, phân thành cục, lổn nhổn do phân khô cứng nhiều. Nên khi đi chỉ một lượng nhỏ được tống ra ngoài, phân còn lại trong đại tràng không thoát ra được sẽ tiếp tục kích thích tạo cảm giác buồn đại tiện. Tình trạng này sẽ lặp lại vào lần đi đại tiện tiếp theo nếu vẫn bị táo bón.

3. Són phân hoặc rò rỉ phân

Tình trạng này gặp rất nhiều ở những trẻ nhỏ bị táo bón. Phân khô cứng làm trẻ bị đau khiến con có xu hướng sợ phải rặn khi đi ngoài. Lượng phân tích tụ trong đại tràng kéo giãn thành ruột và phát ra các tín hiệu qua dây thần kinh làm tăng nhu động ruột. Lượng phân mềm, lỏng phía trên bị đẩy xuống dưới và rò rỉ ra ngoài theo kẽ quanh khối phân rắn.

4. Hay bị đau bụng

Các chất cặn bã không đào thải được hết ra ngoài gây đau bụng kèm theo đầy chướng, khó tiêu. Người bệnh thường đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau quặn thành cơn nếu phải rặn khi đi ngoài. Vị trí đau bụng thường gặp là vùng bụng dưới bên trái. Với trẻ nhỏ chưa nói được thường quấy khóc, dùng tay ôm bụng. Các cơn đau bụng sẽ kết thúc khi bạn đi ngoài hết lượng phân đó. 

5. Phần bụng dưới chướng to, hay đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi do phân bị ứ đọng trong thời gian dài, tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn lên men phát triển. Loại táo bón này gặp nhiều hơn ở phụ nữ với triệu chứng đặc trưng chướng bụng, ít có nhu cầu muốn đi ngoài.

6. Hậu môn rạn, rách, đau rát

Hậu môn rạn, rách, đau rát có xảy ra khi bạn bị táo bón với phân quá rắn và rặn quá sức gây tổn thương phần da quanh hậu môn. Các triệu chứng có thể gặp gồm: đau hậu môn sau khi đại tiện, thậm chí kéo dài vài giờ, chảy máu đỏ tươi, ngứa rát hậu môn.

7. Trĩ

Táo bón là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ. Và khi bị trĩ, táo bón sẽ khiến bệnh càng nặng thêm. Phân khô rắn cản trở lưu thông máu tại mạch máu dưới niêm mạc của trực tràng, cộng thêm việc dùng sức quá mạnh khi đi ngoài làm áp lực lên mạch máu tăng cao tạo thành búi trĩ. Khi búi trĩ xuất hiện, gây đau đớn khiến bạn sợ hãi việc đi vệ sinh. Điều này làm tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng tạo nên vòng luẩn quẩn táo bón – trĩ. 
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ gồm: Đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, có thể sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài.

8. Sa trực tràng

Sa trực tràng là một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa xuống qua hậu môn, gặp nhiều ở người bị táo bón mãn tính. Những người này thường xuyên phải rặn khi đi vệ sinh, tạo áp lực rất lớn lên ổ bụng và đường ruột. 

Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng gồm: Đau, khó chịu vùng bụng dưới bên trái, thường xuyên có cảm giác đi ngoài không hết phân, cảm nhận được khối lồi ra ngoài hậu môn nhưng có thể đẩy lên được.

Có thể thấy táo bón nặng có nhiều biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa và độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người.

Phải làm sao khi có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng?

Táo bón nặng gây nhiều ảnh tác động xấu tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Áp dụng các biện pháp sau đây khi có những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng.

1. Mẹo dân gian trị táo bón tại nhà

Bạn có thể sử dụng các cách dân gian dưới đây để tăng nhu động ruột, làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón:

Rau mồng tơi: Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc và rất hiệu quả trong việc cải thiện táo bón. Trong rau có nhiều chất nhầy làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa trơn tru hơn.

Sử dụng nha đam: Chất nhầy trong nha đam có tác dụng làm mềm phân và thúc đẩy bài tiết phân hiệu quả. Do đó, bạn có thể trực tiếp sử dụng phần thịt nha đam với 1 chút đường phèn khi bị táo bón. 

Mè đen: Hạt mè đen chứa nhiều chất béo giúp bôi trơn niêm mạc ruột và tăng nhu động ruột. Do đó, bạn sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn sau 3 – 5 ngày sử dụng.

2. Sử dụng thuốc trị táo bón

Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà áp dụng các biện pháp hỗ trợ không cải thiện, bạn có thể sử dụng các thuốc sau dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn:
- Thuốc tăng giữ nước trong lòng ruột: Sorbitol, Forlax.
- Thuốc nhuận tràng: Metamucil.
- Thuốc làm mềm phân: Norgalax.

Lưu ý: 

- Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc chỉ cải thiện triệu chứng táo bón mà không giải quyết được nguyên nhân. 
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh táo bón nặng, táo bón cấp tính hoặc lâu ngày có thể dùng kết hợp giữa men vi sinh và các sản phẩm thảo dược giúp cải thiện nhanh táo bón. 

Giải pháp tối ưu được các chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc và bộ sản phẩm An Tri Vương viên uống kết hợp gel bôi từ thảo dược vừa an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, giải quyết tới nguyên nhân gây táo bón.
Bộ sản phẩm An Tri Vuong trong uống, ngoài bôi chứa đủ các thành phần này, người bệnh táo bón hoàn toàn có thể cân nhắc để sử dụng. Không chỉ giúp hỗ trợ làm mềm phân, nhuận tràng, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn đồng thời thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Hơn nữa, khi dùng kết hợp với An Tri Vuong gel cũng giúp cải thiện hiệu quả chứng đau rát, khó chịu khi đi cầu, chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại chỗ và nhanh lành vết thương ở hậu môn hơn. 

An Tri Vuong và An Tri Vuong gel dùng được cho PHỤ NỮ MANG THAI, cho con bú, người cao tuổi, có bệnh nền. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh tác dụng hiệu quả, an toàn trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ (độ 1, 2,3), táo bón tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ tới chuyên gia tư vấn qua hotline 0896.509.509 hoặc tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp
 
  • TAGS
SHARE
Bài trước BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA TÁO BÓN, HIỆU QUẢ CẤP TỐC!
Bài kế tiếp GIẢI MÃ 2 NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN THƯỜNG GẶP!