Trĩ ngoại được nhắc đến là bệnh lý trĩ dễ phát hiện nhất, tuy nhiên đôi khi những dấu hiệu trĩ ngoại vẫn khiến người nhầm tưởng với các dấu hiệu bệnh lý khác hoặc nhiều người vẫn xem đó là chưa phải là dấu hiệu mắc trĩ ngoại nghiêm trọng.
Trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là do tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn quá mức hình thành. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại bắt đầu xuất hiện nhỏ và mềm, ấn vào như cục thịt và phân bố ở xung quanh hậu môn hay phía dưới đường lược ở giai đoạn cuối trực tràng. Khi đó, kích cỡ sẽ tăng lên khi bị trĩ năng hơn. Do bệnh ở vị trí nhạy cảm nên hầu hết người bệnh không chữa hoặc tự tìm cách chữa bệnh mà không đi đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Cho đến khi bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì mới tá hỏa đi chữa. Lúc này việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu để bệnh chuyển sang những giai đoạn nặng hơn thì bạn sẽ dễ gặp pải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Nhiễm trùng, tắc nghẹt búi trĩ, thiếu máu, thậm chí là ung thư trực tràng….Do vậy, cần chú ý những dấu hiệu cơ bản để nhận biết khi bệnh trĩ xuất hiện.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại:
– Đau rát hậu môn, chảy máu, ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác đại tiện không hết và sưng viền hậu môn.
– Xuất hiện búi trĩ: sở dĩ dấu hiệu trĩ ngoại dễ nhận thấy là do có sự xuất hiện của búi trĩ, tức là đám rối tĩnh mạch nằm phía dưới đường lược bị căng giãn quá mức và sa ra ngoài hậu môn.
– Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, bề mặt khô và sờ thấy cứng, đồng thời được phủ 1 lớp da bên ngoài bề mặt. Khi bước sang giai đoạn muộn kích thước búi trĩ sẽ to lên và lồi ra hẳn bên ngoài hậu môn, gây cảm giác cộm, vướng víu cho người bệnh.
– Búi trĩ ngoại có thể nhìn thấy được và sờ thấy được vì nó ở viền hậu môn và phía dưới đường lược.
– Các búi trĩ ngoại khi bị chảy máu nhiều sẽ hình thành những huyết khối màu tím sẫm, sờ vào cứng và rất đau. Sau 10 đến 14 ngày diễn tiến xơ hóa tạo thành những mẩu da thừa.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại được phân biệt rõ rệt. Chính vì vậy, nếu muốn xác định được một trong những dấu hiệu trên cần lập tức đến thăm khám tại các chuyên khoa và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Phòng và chữa trị trĩ ngoại ngay từ khi chớm bị
Nếu thấy các dấu hiệu mắc trĩ ngoại, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc chung trong điều trị bệnh lý trĩ là chế độ ăn uống cân đối, nhiều chất xơ, tránh các đồ ăn cay nóng để hạn chế bị táo bón gây bệnh lý trĩ.
Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị dứt điểm các dấu hiệu trĩ ngoại bằng Diếp cá, Đương Quy, Rutin (chiết xuất từ hoa hòe) và Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng. Trong đó, diếp cá giúp chống viêm, chống táo bón, nếu búi trĩ bị giãn thì giúp không chảy máu. Đương quy là vị thuốc giúp sinh huyết, hoạt huyết làm cho khí huyết được lưu thông, đồng thời chống oxy hóa rất tốt và làm giảm các bệnh lý về trĩ. Tiếp đến là thảo dược thường dùng, rutin giúp bền vững thành mạch, hỗ trợ co thành mạch bị giãn và chống chảy máu. Bên cạnh đó, còn có curcumin là tinh chất nghệ, giống như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm và giúp vết tổn thương mau lành.
Đây hoàn hoàn toàn là những vị thuốc từ đông dược nên đối tượng sử dụng an toàn, sử dụng càng sớm càng tốt giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trị hiệu quả.
Bài viết bạn nên đọc:
- Giảm nhanh đau trĩ, chảy máu trĩ, sa búi trĩ bằng thảo dược
- Cách sử dụng An Trĩ Vương để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón
- Giá bán một hộp thuốc An Trĩ Vương là bao nhiêu ?