HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐÂU LÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH?

HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐÂU LÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH?

323

Bệnh táo bón rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Tưởng chừng đơn giản nhưng nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi tiến triển mạn tính. Vậy hậu quả của táo bón là gì? Có nguy hiểm không? Đâu là cách phòng tránh? Xem ngay bài viết để có câu trả lời

Bệnh táo bón rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Tưởng chừng đơn giản nhưng nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi tiến triển mạn tính. Vậy hậu quả của táo bón là gì? Có nguy hiểm không? Đâu là cách phòng tránh? Xem ngay bài viết để có câu trả lời

1. Những hậu quả của táo bón có thể gặp phải

- Ảnh hưởng đến bài trừ độc tố trong cơ thể: Táo bón sẽ làm cho độc tố trong cơ thể không thể bài trừ ra ngoài hoặc lượng độc tố bài tiết ra rất ít, làm cho độc tố trong cơ thể tăng lên, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng nội bài tiết. Điều này ảnh hưởng tới sắc tố da, ngứa ngáy, sắc mặt ảm đạm, da, tóc khô và sinh ra nám, mụn trứng cá, mụn bọc…
- Ảnh hưởng chức năng não: Khi bị táo bón, chất chuyển hóa trì trệ lâu trong đường tiêu hóa, vi khuẩn tác động vào sinh ra các chất có hại như methane, phenol, amoniac …. Các chất có hại này đều phân tản vào trong hệ thần kinh trung ương, can thiệp vào chức năng não, biểu hiện điển hình là trí nhớ giảm thấp, mất tập trung, tư tưởng phản ứng chậm chạp…
- Gây bệnh cho trực tràng, hậu môn: Vì bị táo bón nên đi ngoài khó khăn, phân cứng khô, có thể trực tiếp dẫn đến hoặc tăng thêm bệnh trực tràng, hậu môn.
- Rối loạn chức năng thần kinh ruột, dạ dày: Chất độc, phân tích tụ có thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh đường ruột và gây chán ăn, chướng bụng, ợ hơi, miệng đắng…
- Tái phát bệnh tim và huyết quản não: Do táo bón và dùng sức lâu ngày tăng thêm áp lực ổ bụng, lấy hơi “rặn” để đẩy phân ra ngoài làm tăng chiều hướng tái phát bệnh tim, mạch máu não, ví dụ như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chảy máu não và đột tử.
Bên cạnh đó, nếu táo bón tiến triển thành táo bón mạn tính, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh trĩ: áp lực đẩy phân ra ngoài và khó khăn khi đi đại tiện trong thời gian dài vô tình dần làm sưng các tĩnh mạch, gây nên bệnh trĩ.
- Nứt hậu môn: khó đi đại tiện khiến phân cứng và khô, dễ gây nên các vết rách ở hậu môn, có thể gây chảy máu.
- Ứ phân trong đại tràng: táo bón mạn tính có thể khiến có một phần khối phân bị kẹt, ứ lại bên trong đại tràng, không thể ra ngoài.
- Sa trực tràng: khi bị táo phân cứng và bạn cố đi đại tiện, việc này có thể khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị giãn ra và nhô ra ngoài hậu môn.
- Ung thư ruột kết: Có thể là do táo bón táo bón làm cho chất gây ung thư trong ruột thời gian dài không thể bài trừ ra ngoài gây nên, theo tài liệu chỉ rõ, người bị táo bón nặng có 10% bị ung thư ruột kết.

Rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị táo bón, bởi vậy người bệnh cần khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe. 

2. Cách phòng tránh táo bón

Để phòng tránh táo bón, đặc biệt là những đối tượng dễ bị táo bón tấn công như phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi, trẻ em thì cần áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước để đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, kích thích hoạt động của tế bào dịch nhầy và làm tăng nhu động ruột. 
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không căng thẳng, lo âu
- Hạn chế tiêu thụ rượu và đồ uống chứa cafein, gây mất nước.
- Cắt giảm thực phẩm ít chất xơ, chẳng hạn như thịt, sữa, phô mai và thực phẩm chế biến.
- Nếu cảm thấy muốn đi đại tiện, cần đi ngay vì nếu nhịn sẽ khiến phân rắn lại càng khó đi hơn. 
- Tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp đại tiện dễ dàng hơn
- Nên rèn thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng và ngồi đúng tư thế (kê ghế nhỏ dưới hai bàn chân, phần bụng và đùi tạo góc 45 độ
Tuy nhiên, việc thực hiện đủ các yếu tố ở trên cũng không thể đảm bảo sẽ không bao giờ mắc táo bón, do đó với những đối tượng có nguy cơ cao mắc táo bón cần chủ động sử dụng các chế phẩm hỗ trợ để phòng và điều trị táo bón hiệu quả như:
- Nên sử dụng men vi sinh từ Kim chi Hàn Quốc có chất xơ hòa tan. Chế phẩm men vi sinh này sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả, cũng như giúp tăng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt tốt cho người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Nếu gặp phải tình trạng táo bón thường xuyên, nhất là những người có nhiều bệnh lý nền về tiêu hóa, phải sử dụng nhiều loại thuốc thì nên sử dụng sản phẩm An Tri Vuong. Sản phẩm bào chế từ thảo dược chứa Diếp cá, Đương Quy, nghệ dạng Meriva, Rutin từ hoa hòe. Sử dụng sớm sẽ giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả và an toàn, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ mang thai, cho con bú.
Không chỉ giúp hỗ trợ làm mềm phân, nhuận tràng, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn đồng thời thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Hơn nữa, khi dùng kết hợp với An Tri Vuong gel cũng giúp cải thiện hiệu quả chứng đau rát, khó chịu khi đi cầu, chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại chỗ và nhanh lành vết thương ở hậu môn hơn. 

Sản phẩm đã được chứng minh tác dụng và độ an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ.

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ tới chuyên gia tư vấn qua hotline 0896.509.509 hoặc tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp
 
  • TAGS
SHARE
Bài trước Cách điều trị táo bón hiệu quả, an toàn ở người cao tuổi
Bài kế tiếp THỤT THÁO TRỊ TÁO BÓN - TÁC DỤNG NHANH NHƯNG ĐỪNG LẠM DỤNG!