Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón, đặc biệt với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón, đặc biệt với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao

98

Trĩ là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến và ai cũng có thể mắc khi mà có rất nhiều nhóm đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao. Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để biết cách phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhé. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao

Phụ nữ có thai và sau khi sinh

Phụ nữ mang thai và cho con bú dễ bị trĩ và táo bón hơn các đối tượng khác>Họ dễ bị trĩ vì thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,…. và còn do khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ. Bà bầu dễ bị táo bón do phải bổ sung canxi và sắt, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ. Việc sinh con tự nhiên, rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.

Người bị táo bón lâu ngày và thường xuyên

Người bị táo bón phải rặn nhiều, áp lực dồn xuống vùng hậu môn -trực tràng khiến chúng bị giãn nở quá mức và bị cọ xát mạnh. Vì vậy, táo bón kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch vùng này bị mất trương lực, dễ chảy máu nếu bị cọ xát mạnh vào thành hậu môn.

Người lao động nặng nhọc

Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai như công nhân bốc vác, công nhân xây dựng,… lâu ngày sẽ làm cho áp lực trong ổ bụng trong đó có áp lực tĩnh mạch trực tràng hậu môn tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm làm các mạch này bị chùng dãn, gây ra trĩ.

Người làm việc phải ngồi nhiều

Những người có tính chất công việc ngồi nhiều, ngồi thường xuyên như dân văn phòng, lái xe đường dài làm ảnh hưởng xấu đến việc lưu thông máu đến hậu môn, tăng áp lực tĩnh mạch vùng này nên dễ gây ra trĩ. Những người này cũng thường nhịn đi đại tiện lâu dần mất phản xạ đại tiện, ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện, gây táo bón thường xuyên và dẫn đến trĩ.

Người có thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhanh như rượu, bia, ớt, hạt tiêu, món chiên rán…  dễ gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ, dẫn tới bệnh trĩ.

Người thừa cân, béo phì

Nếu trọng lượng cơ thể tăng sẽ dẫn đến gia tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng và là yếu tố gây nên bệnh trĩ.

Người cao tuổi

Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng giảm, hạn chế trong việc đi lại dẫn đến khả năng cao mắc bệnh trĩ. Ngoài ra do cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn của người cao tuổi bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số thói quen như đọc sách, báo, xem điện thoại khi đang đi cầu, giao hợp qua đường hậu môn,… sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn hoặc tổn thương trực tràng, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.

Người bị một số bệnh mạn tính

Người bệnh xơ gan, tăng huyết áp,… dễ bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa là yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón hiệu quả và an toàn

Để phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón bạn cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
  • Chế độ ăn cung cấp đủ chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây. Tránh ăn các thực phẩm chế biến nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, nước giúp làm mềm phân. Có thể uống nước lọc hoặc bổ sung thêm các loại nước trái cây, rau củ… tránh uống nước ngọt, nước có ga. 
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 45 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh,dẻo dai và giúp nhuận tràng.
  • Nên tập thói quen cứ sau 30 phút hay 1 giờ ngồi làm việc thì đứng dậy đi lại 5-10 phút vận động. 
  • Lưu ý không nhịn đại tiện, không thức khuya, không uống nhiều cà phê vì đây đều là tác nhân gây táo bón và là tiền đề của bệnh trĩ.
Người bệnh trĩ nặng cần đi khám bác sĩ để được điều trị, đúng cách kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với điều trị này thì có thể tìm sự hỗ trợ từ sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như lá Diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống táo bón; Đương Quy chống thiếu máu, bổ máu, hoạt huyết cho người bị bệnh trĩ; Rutin chiết xuất hoa hòe làm bền thành mạch, giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch, tăng khả năng chịu đựng của tĩnh mạch; tinh chất nghệ Meriva (tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường) có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra; Magie bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa táo bón. Các thảo dược này đều giúp phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ, táo bón hiệu quả vì chúng giúp tiêu diệt tận gốc những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, trong đó phần lớn là do táo bón. 

Hiện nay trên thị trường đã có chế phẩm dạng viên uống An tri vuong chứa đầy đủ các thành phần trên, với liều lượng hợp lý mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ đẩy lùi trĩ và táo bón. Người táo bón, bệnh trĩ có thể yên tâm sử dụng và không còn phải quá lo lắng về bệnh lý này nữa. 
  • TAGS
SHARE
Bài trước Cách lựa chọn gel bôi trĩ từ thảo dược vừa hiệu quả mà không nhờn dính
Bài kế tiếp Ngồi nhiều bị trĩ có đúng không?