Ngồi nhiều bị trĩ có đúng không?

Ngồi nhiều bị trĩ có đúng không?

439

Kết quả của các thống kê mới nhất cho thấy, việc ngồi quá lâu, ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ tới 70%. Vậy tại sao ngồi nhiều bị trĩ? Cách nào phòng ngừa hiệu quả?

Kết quả của các thống kê mới nhất cho thấy, việc ngồi quá lâu, ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ tới 70%. Vậy tại sao ngồi nhiều bị trĩ? Cách nào phòng ngừa hiệu quả?

Tại sao ngồi nhiều, ngồi lâu bị trĩ?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thói quen ngồi nhiều, ngồi lâu không hề tốt vì có thể gây áp lực tới cơ vòng, tĩnh mạch hậu môn, cản trở lưu thông máu, làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ và khiến bệnh trĩ trở nặng:
- Tăng áp lực tới tĩnh mạch và cơ vòng hậu môn: Ngồi nhiều làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn, gây giãn tĩnh mạch và hình thành búi trĩ
- Cản trở lưu thông máu ở tĩnh mạch hậu môn: Ngồi nhiều trong thời gian dài, vùng khung xương chậu và trực tràng, hậu môn gần như “bất động” làm ngăn cản dòng máu lưu thông. Máu bị tồn đọng nhiều cũng là tiền đề gây trĩ cũng như khiến cơ vòng hậu môn hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện. 
- Giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể: Ngồi nhiều cũng làm giảm nhu động ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và đào thải chất cặn bã ra ngoài. Không chỉ vậy còn kéo theo là các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. 
- Táo bón kéo dài do nhịn đại tiện: những người thường xuyên ngồi nhiều do yêu cầu công việc thường có thói quen nhịn đi đại tiện. Điều này làm cho phân bị dồn ứ trong ruột già, theo thời gian sẽ bị cứng lại và gia tăng kích thước gây táo bón - nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ.

Người ngồi nhiều nên làm gì để hạn chế bị trĩ?

Có thể thấy tỉ lệ người ngồi nhiều bị trĩ cao hơn so với những ngành khác, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc ngồi nhiều đương nhiên sẽ bị trĩ. Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, để hạn chế nguy cơ mắc trĩ hãy áp dụng sớm các biện pháp dưới đây:
- Không nên ngồi trên bề mặt quá cứng do dễ chèn ép, cản trở lưu thông máu ở khu vực hậu môn. Giải pháp tối ưu là sử dụng một tấm đệm lót mềm mại để ngồi, giúp lưu thông máu tốt hơn. 
- Không ngồi yên trong thời gian quá lâu: trung bình 30 phút các bạn nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng khoảng 4-5 phút
- Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện, nên đi sớm, tránh việc nhịn quá lâu. Các bạn cũng nên tập thói quen đi đại tiện trong một khung giờ nhất định để tránh những tình huống khó xử khi đang làm việc.

Đây là những lưu ý quan trọng để hạn chế tình trạng ngồi nhiều bị trĩ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với các biện pháp tổng thể, như xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, thể dục thể thao đều đặn,... 

Ngoài ra, để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, nên kết hợp sử dụng chế phẩm từ thảo dược như Diếp cá, Đương Quy, Hoa hòe, Nghệ,... đã được khoa học chứng minh có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng như đau rát hậu môn, táo bón kéo dài, chảy máu hậu môn,... giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và ngừa trĩ tái phát hiệu quả. 
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm An Tri Vuong, gồm viên uống và gel bôi đã được chứng minh lâm sàng, đánh giá hiệu quả tại Viện Y học cổ truyền Trung Ương, được các chuyên gia đánh giá tích cực và người bệnh trĩ, táo bón tin dùng. An Tri Vuong viên uống được bào chế từ Diếp cá, Đương quy, Rutin (chiết xuất hoa hòe), tinh chất Nghệ dạng Meriva và Magie, giúp làm mềm phân, nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện táo bón và bệnh trĩ. Hơn nữa, khi dùng kết hợp với An Tri Vuong gel sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả chứng đau rát, khó chịu khi đi cầu, chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại chỗ và nhanh lành vết thương ở hậu môn hơn. Đặc biệt, sản phẩm đã được chứng minh an toàn dùng cho cả phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi nên có thể an tâm dùng. 

Liên hệ 1900.1259 - 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.
  • TAGS
SHARE
Bài trước Công dụng của diếp cá trong điều trị trĩ, táo bón
Bài kế tiếp Vì sao người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ?