Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?

Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?

605

Trong Luật nghĩa vụ quân sự, bệnh trĩ không nằm trong danh sách những trường hợp được miễn giảm nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị bệnh này và không được đi.

Trong Luật nghĩa vụ quân sự, bệnh trĩ không nằm trong danh sách những trường hợp được miễn giảm nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị bệnh này và không được đi. 

Vậy mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?

Bệnh trĩ không nằm trong danh sách các bệnh mãn tính được miễn nghĩa vụ quân sự. Điều này có nghĩa là bệnh nhân trĩ vẫn thực hiện trách nhiệm bình thường của công dân Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào cấp độ nặng nhẹ và tình trạng mà người bệnh có thể được địa phương linh động tạm hoãn và điều động sang đợt sau (trong thời bình)
Cụ thể, theo Phụ lục 1 phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì các trường hợp bệnh trĩ không đủ điều kiện sức khỏe được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:
- Những người mắc bệnh trĩ ngoại có:
+ Một búi trĩ có kích thước < 0,5cm
+ Một búi trĩ có kích thước từ 0,5-1cm
- Người mắc trĩ nội, trĩ ngoại hoặc các loại trĩ vòng, trĩ hỗn hợp khi:
+ Bị trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp có một búi trĩ có kích thước < 0,5cm
+ Bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp có nhiều búi trĩ (từ 2 búi trĩ) với kích thước từ 0,5-1cm
+ Bị trĩ và đã thực hiện cắt mổ trĩ
+ Có nhiều búi trĩ, búi trĩ to > 1cm và sa búi trĩ cấp độ nặng (búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mà không tự co lên được)
+ Tái phát trĩ sau khi thắt búi trĩ

Đối với những bệnh nhân thuộc các tình trạng trên, có thể sẽ được xem xét tạm hoãn đợt nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh kèm các giấy tờ xác nhận liên quan. 

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ không chỉ đem lại nhiều phiền toái trong cuộc sống, sức khỏe, sinh hoạt và công việc của người bệnh mà còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đồng thời ảnh hưởng cả đến việc thực hiện nghĩa vụ công dân như phải tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Do đó, để phòng tránh bệnh trĩ, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn, tránh những đồ ăn cay nóng, hạn chế uống nhiều rượu bia.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi quá lâu hay đứng quá lâu, mang vác vật nặng trong thời gian dài.
- Tập thói quen đi đại tiện trong một khung giờ nhất định, tránh đi quá lâu, rặn quá mạnh,...
Duy trì những thói quen tốt không chỉ giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ mà còn rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh trĩ có thể điều trị bằng thuốc, các chế phẩm hỗ trợ kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh có thể sử dụng các chế phẩm từ thảo dược như Diếp cá, Đương Quy, Hoa hòe, Nghệ Meriva,... giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón kéo dài cùng các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ,...
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm An Tri Vuong, gồm viên uống và gel bôi đã được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả tại Viện y học cổ truyền Trung ương, được các chuyên gia y tế đánh giá tích cực và người bệnh trĩ, táo bón tin dùng. Đặc biệt, sản phẩm đã được chứng minh an toàn dùng với cả phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi. 

Khi bệnh trĩ ở cấp độ nặng, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để xử lý búi trĩ. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ tái phát. Như sử dụng An Tri Vuong kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. 

Liên hệ 1900.1259 - 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn và giải đáp. 
 
  • TAGS
SHARE
Bài trước Cách sử dụng bộ sản phẩm An Tri Vương với trĩ nội độ 2
Bài kế tiếp Cách sử dụng gel bôi An Trĩ Vương hiệu quả