Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Thật ra từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về đối tượng hay bị bệnh trĩ. Nhưng một số yếu tố rất quan trọng mà nhiều nghiên cứu trên thế giới đều kết luận, đó là các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:
– Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
– Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ xát gây đau rát chảy máu.
– Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.
– Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động… họ còn phải chịu thêm những nguyên do “bất khả kháng”.Theo đó, khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.
– Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
– Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…
Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn… làm cho bệnh nhân luôn ở trong tình trạng tinh thần không thoải mái.
Hơn nữa, bệnh nhân bị trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên người bệnh thường ái ngại, nhất là đối với phụ nữ.
Bệnh trĩ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm cả tây y và đông y. Trong đó, phương pháp điều trị bệnh bằng các thảo dược quý cho hiệu quả cao.
Để điều trị bệnh trĩ, bạn cần phải giải quyết các triệu chứng: Chảy máu, đau rát, ngứa hậu môn, và búi sa ra ngoài gây cảm giác khó chụi.
Đồng thời phải loại bỏđược các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và làm gia tăng bệnh như táo bón, chảy máu hoặc suy tĩnh mạch, các bệnh viêm nhiễm, phù nề, sưng đau và các bệnh mãn tính như viêm đại tràng cấp, viêm phé quản, viêm phổi..)
Bệnh trĩđiều trị không khó nhưng đòi hỏi người bệnh phải chúý chếđộăn uống, sinh hoạt hàng ngày: uống nhiều nước (2,0 – 2,5lít nước/ ngày), bổ sung nhiều chất xơ bằng chếđộăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả dễ tiêu hoá, giúp nhuận tràng như: rau lang, mồng tơi, rau đay, rau cải, cam, quýt, bưởi, dưa hấu, chuối, đu đủ, củ khoai lang … Tránh các chất đồăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày như rượu, bia, trà, ớt, hạt tiêu, sa tế, quế, hồi, café…Tránh mang vác nặng, hạn chế ngồi nhiều đứng lâu, bệnh nhân tránh va chạm mạnh vào vùng hậu môn, nên dùng nước ấm để rửa sau khi đi đại không dung giấy khô. Ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm mỗi ngày 15phút. Tập thói quen đi cầu hàng vào một giờ nhất định( bằng cách xoa bụng 5phút mối ngày) Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng: đi bộ, bôi lội…rất tốt cho những người bị bệnh trĩ.
Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ bằng hhực phẩm chức năng được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như Diếp cá, đương qui, tinh chất nghệ,… với các tác dụng giúp: cải thiện các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn; hỗ trợ co dần búi trĩ; giúp hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống táo bón; an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tạo cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý tăng cường vận động, tránh táo bón như ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích (rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu…), thể thao đều đặn hàng ngày.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 – 1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.