NHỮNG THÓI QUEN GÂY BỆNH TRĨ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

NHỮNG THÓI QUEN GÂY BỆNH TRĨ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1852

Trĩ là bệnh giãn quá mức các tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng gây viêm sưng đau hoặc xuất huyết.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các yếu tố sau đây được xem là thuận lợi phát sinh và làm nặng thêm bệnh trĩ:

– Lối sống và làm việc không phù hợp gây tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng: Ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động,…Thường gặp ở nhân viên văn phòng,thợ may, lái xe, thợ cơ khí,…

Những thói quen gây bệnh trĩ và cách khắc phục

– Rối loạn nhu động ruột như: Táo bón, tiêu chảy, mót rặn,…

– Người cao tuổi và phụ nữ mang thai do sức đề kháng giảm, hệ tĩnh mạch kém bền vững, rối loạn hormone, thai gây cản trở máu trở về tĩnh mạch chủ,…

– Mắc một số bệnh mãn tính gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa như xơ gan, tăng huyết áp,…

– Những người béo phì dễ mắc bệnh trĩ do gia tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng.

– Táo bón kéo dài. Thường gặp ở những người ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê,…

Những thói quen dễ gây bệnh trĩ

Búi tĩnh mạch trĩ ở niêm mạc của đoạn trực tràng hậu môn (đoạn cuối đường tiêu hóa) có tác dụng phồng ra xẹp vào, giúp đóng chặt hậu môn và chủ động mở ra khi đi cầu. Khi có tác động kéo dài gây tăng áp lực tĩnh mạch dẫn tới giãn quá mức, búi tĩnh mạch trĩ không tự co lại được sẽ gây nên bệnh trĩ.

Những thói quen hoặc tác động hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, đó là:

– Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng: Có nhiều người do công việc phải ngồi nhiều, như thợ may, lái xe, những người làm nghề văn phòng; Có những người khi làm việc phải đứng lâu, mang vác nặng như thợ cơ khí, thợ khuân vác, vận động viên thể hình,…. Nhưng cũng có nhiều người có thói quen ngồi lỳ một chỗ khi chơi bài, chơi game,…. Khi đó, sẽ gây tăng áp lực búi tĩnh mạch trực tràng, kéo dài mỗi ngày một chút, đến một lúc nào đó búi tĩnh mạch trĩ sẽ giãn phình ra và không tự co lại được, rồi hình thành bệnh trĩ.

– Táo bón kéo dài: Táo bón, tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.

– Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt hạt tiêu,… gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ (thấp nhiệt), và dẫn tới bệnh trĩ.

– Một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính,…

– Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản),…. Theo đông y, các bệnh này đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.

– Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ: Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn, đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn. Đồng thời, thai càng lớn sẽ càng chèn gây tăng áp lực tĩnh mạch dưới, đồng thời gây cản trở lưu thông máu. Hai yếu tố này gây nên và gia tăng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Khi sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.

Cách khắc phục giúp tránh xa bệnh trĩ, táo bón

Đông y từ ngàn đời nay đã có những bài thuốc, vị thuốc giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quí như Diếp cá, Đương Quy, Rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,…. Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu này cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm dạng viên giúp cho người bệnh dễ sử dụng, thuận tiện, kín đáo mà vẫn đạt hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị. Người bệnh sẽ không e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình. Chế phẩm này có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hoặc dùng để ổn định hệ tĩnh mạch trĩ sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát, hoặc để phòng ngừa bệnh trĩ khi có nguy cơ cao như táo bón, tiêu chảy, nghề nghiệp,…
Đồng thời, cần tránh táo bón, chịu khó tập thể dục đều đặn, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, điều trị sớm và triệt để các bệnh như viêm đại tràng, lỵ, xơ gan, bệnh đường hô hấp,…

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 – 1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.