PHẪU THUẬT TRĨ KHÔNG ĐAU ĐỚN VỚI PHƯƠNG PHÁP NÀO?

PHẪU THUẬT TRĨ KHÔNG ĐAU ĐỚN VỚI PHƯƠNG PHÁP NÀO?

1671

Phẫu thuật trĩ theo các phương pháp cổ điển là một ”cực hình” đối với người mắc trĩ. Hiện đang có một phương pháp mới để cắt bỏ trĩ ít đau đớn, và nhanh chóng. Đó là phương pháp Longo.

Tiến sĩ Triệu Triều Dương, Chủ nhiệm Khoa ngoại Tổng hợp của Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 cho biết, trước đây việc cắt trĩ thường được thực hiện bằng phương pháp là loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ. Đây là phương pháp phẫu thuật trĩ gây rất nhiều đau đớn cho người mắc trĩ sau khi mổ và thời gian người mắc trĩ hồi phục là rất lâu, bình thường mất đến khoảng 2 đến 3 tuần. Ngoài ra, các biến chứng xuát hiện sau mổ như són phân, hẹp hậu môn, lại gây phiền phức cho người mắc trĩ nhiều hơn là… triệu chứng bệnh trĩ.

Phẫu thuật trĩ không đau đớn với phương pháp nào?

Theo ông Dương, phẫu thuật trĩ dùng các phương pháp Longo được sử dụng cho trĩ độ III, độ IV, đặc biệt là bệnh trĩ vòng. Nguyên tắc của phương pháp điều trị Longo là cắt để triệt mạch các búi trĩ, cắt bỏ phần niêm sa ở phía trên của đường lược nơi có ít cảm giác đau hơn và đồng thời khâu niêm mạc kéo lên và tạo hình lại hậu môn ở phía ngoài. Sau khi điều trị, ống hậu môn sẽ tái tạo lại về mặt giải phẫu học như bình thường, bảo tồn 3 búi trĩ theo sinh lý của ống hậu môn. Đặc biệt, là không có vết khâu da hay vết cắt niêm mạc hoặc làm tổn hại hệ thống cơ vòng hậu môn.

Tiến sĩ Triệu Triều Dương cho biết, tại Việt Nam, đã bắt đầu áp dụng phương pháp điều trị longo để phẫu thuật trĩ từ năm 2003. Hiện nay, có một số bệnh viện điều trị trĩ theo phương pháp này như Bệnh viện Việt- Pháp, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện Tràng An… và một số bệnh viện phía Nam.

Hạn chế của cắt trĩ bằng phương pháp longo

Phương pháp cắt trĩ longo đã khắc phục được một số nhược đỉểm của cắt trĩ bằng phương pháp cổ điển nhưng lại hạn chế của phương pháp này là chi phí cho dụng cụ trong ca phẫu thuật khá cao (365 USD).

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp

Bệnh Trĩ cũng vậy, quan trọng là bệnh phải được điều trị tận gốc, căn nguyên của sự phát sinh bệnh. Nhiều trường hợp, người bị trĩ được cắt trĩ và đã khỏi. Sau một thời gian, do bị táo bón bệnh trĩ tái phát, lại đi cắt trĩ. Nhưng ở Việt Nam ít ai dám cắt hơn 2 lần ở cùng một người. Vì vậy tìm ra bài thuốc điều trị nguyên nhân bệnh trĩ để điều trị triệt để bệnh là nhiệm vụ không thể thiếu.

Trong điều trị bệnh trĩ triệt để và ngăn ngừa tái phát, thuốc điều trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chính lên tĩnh mạch với các tác động: Làm bền thành mạch, cầm máu, chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, giảm đau, và có tính nhuận tràng mạnh giúp trị táo bón.

Hiện nay, thế mạnh điều trị bệnh trĩ thuộc về các bài thuốc đông dược nhờ có ưu thế vượt trội là giúp cơ thể nhuận tràng, thanh nhiệt, chống táo bón. Trong đó, Diếp cá được xem là vị thuốc dùng chữa các bệnh như: bệnh trĩ, táo bón rất hiệu quả.

Nhờ tiến bộ của y học hiện đại kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời của y học cổ truyền , có nhiều sản phẩm phòng và điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Trong đó, phải kể đến các sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như diếp cá, đương qui, tinh chất nghệ (curcumin), hoa hòe (Rutin)… với các tác dụng giúp:

– Không bị đau đớn và không mất thời gian điều trị (không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày) như đi phẫu thuật (thường rất lâu lành vết thương và rất đau đớn).

– Giúp tránh được các biến chứng của phẫu thuật trĩ như nhiễm trùng, hẹp hậu môn, són phân…

– Hỗ trợ điều trị được những bệnh trĩ nặng và trĩ không có chỉ định phẫu thuât (trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, phụ nữ có thai và cho con bú, tình trạng sức khỏe không đảm bảo cho phẫu thuật).

– Chi phí rẻ hơn, ít tái phát do hệ mạch được bền vững.

– Giúp hỗ trợ giải quyết luôn tình trạng táo bón, ngứa quanh lỗ hậu môn, nứt hậu môn,…

– An toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Người bị trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp trĩ nội độ 3 trở xuống, có thể lựa chọn sản phẩm này giúp hỗ trợ điều trị khỏi bệnh trĩ mà có thể không cần phải phẫu thuật.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ