PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN, HIỆU QUẢ

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN, HIỆU QUẢ

1516

Bệnh trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ thường không nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, nhưđau rát, ngứa, chảy máu, và đôi khi có thể tiến triển thành ung thư. Điều trị trĩ không khó nhưng do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý nên rất nhiều người không khỏi.

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Những trường hợp như: thường xuyên bị táo bón, ngồi nhiều đứng lâu, phụ nữ mang thai, đại tràng ….dễ làm phát sinh và gia tăng bệnh trĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Để bệnh trĩ không ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động thì cần chú ý những vấn đề sau:

1. Giúp dễ chịu và ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Hạn chế các chất kích thích như bia rượu, đồ cay đồ nóng như ớt hạt tiêu

+ Uống nhiều nước ( từ 2-3 lít/ngày), tăng cường nhiều chất xơ như rau, hoa quả dễ tiêu như chuối, đu đủ, khoai lang, cam…

– Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, đi bơi…

– Điều trị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng mãn, bệnh lỵ…

2. Điều trị nội khoa:

– Ngâm hậu môn vào chậu nước muối 0.9% ấm hàng ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút.

– Uống các thuốc có tác nhân làm bền các tĩnh mạch, cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

– Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ bôi tại chỗ và thuốc đặt có tác dụng kháng viêm, trợ tĩnh mạch như Mastu-S, protolog…

3. Điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật:

a. Chích xơ: được chỉ định trong các trường hợp trĩ độ 1 và trĩ độ 2

b. Thắt trĩ bằng vòng cao su: được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và độ 2

c. Quang đông hồng ngoại: được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2

d. Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

Trường hợp Trĩ sa nghẹt nên dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm hậu môn vào chậu nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có các triệu chứng viêm nhiễm hay bị tắc mạch. Để điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.

4. Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp xua tan nỗi lo bệnh trĩ

Hiện nay y học phương đông ưu tiên dùng các bài thuốc dân gian từ thảo dược thiên nhiên như Diếp cá, đương qui, nghệ (curcumin), hoa hòe (Rutin), có tác dụng tốt cho ngường bệnh trĩ. Thảo dược này có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và nếu kiên trì có thể tránh phải phẫu thuật. Đồng thời, giúp tránh tái phát và phục hồi nhanh chóng chức năng hậu môn sau phẫu thuật trĩ nội độ 4 với các tác dụng như:

– Giúp xua tan táo bón

– Hỗ trợ nhanh chóng làm co búi trĩ

– Giúp cải thiện ngay các triệu chứng đau rát và chảy máu

– An toàn, dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử:suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 – 1900.545439 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.