TÁO BÓN KÉO DÀI – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ

TÁO BÓN KÉO DÀI – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ

2169

Táo bón kéo dài – Ai trong đời cũng ít nhiều một lần bị táo bón ghé thăm và chẳng gì khó khăn bằng việc “đầu ra” bị hạn chế, 1 vài ngày đã đành, nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây cảm giác sợ mỗi lần đi vệ sinh và nặng hơn là sẽ gây ra bệnh trĩ.

Táo bón kéo dài – nguyên nhân gây bệnh trĩ

Táo bón kéo dài: ám ảnh “đầu ra”.

Anh Tiến 28 tuổi, là nhân viên IT của 1 công ty phần mềm tại Hà Nội, do đặc thù công việc văn phòng nên phải ngồi suốt ngày, từ tuổi dậy thì, anh Tiến đã hay bị tình trạng táo bón hành hạ, thậm chí còn ra cả máu, nên mỗi lần đi vệ sinh với anh là cả nỗi ám ảnh lớn, dạo gần đây anh Tiến thấy những lần đi giải quyết “đầu ra” của mình vẫn chẳng cải thiện mà còn thấy máu ra nhiều thành tia, khiến anh càng hoang mang và sợ đi vệ sinh gấp bội phần.

Đây là một trong rất nhiều người bị chứng táo bón hành hạ, thậm chí trường hợp của anh Tiến, theo BS Chuyên khoa 2, Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thực phẩm Chức năng VN, thì chắc chắn đã bị mắc trĩ rồi.

Táo bón tức là phân rắn, khi đi qua vùng hậu môn trực tràng với cấu tạo là gồm các búi tĩnh mạch trĩ ngoài và búi tĩnh mạch trĩ trong, hai búi tĩnh mạch này được ngăn cách bởi 1 đường lược sẽ cọ xát vào hai búi tĩnh mạch trĩ, 1 -2 lần thì không sao, nhưng nếu kéo dài nhiều năm, nhiều tháng thì sẽ làm cho vùng ấy bị giãn ra, khi đi ngoài phải rặn, áp lực trong ổ bụng tăng lên do đó làm giãn các búi tĩnh mạch, lúc đó gọi là bệnh trĩ. Người bị táo bón sẽ có cảm giác bụng đau quặn, nổi cục thậm chí buồn đi vệ sinh cũng không thể đi được. Thời gian đại tiện kéo dài, hậu môn thường bị đau, rách trong và sau đại tiện.

Tương tự như biến chứng của mình là bệnh trĩ, chứng táo bón xuất hiện bởi nhiều lý do liên quan nhiều tới chế độ sinh hoạt, trong đó có những chế độ sinh hoạt không tốt như đi vệ sinh lâu, hoặc nghe nhạc, mang cả điện thoại theo để ngồi chơi game, bên cạnh đó là những bệnh nhân có thói quen đi ngoài hay rặn. Ngoài ra, thói quen uống ít nước dễ bị táo bón, không thích ăn rau trong khi rau quả ngoài việc cung cấp các chất vi lượng cho cơ thể còn giúp cho khí huyết lưu thông, đặc biệt cung cấp chất xơ, chống táo bón. Thói quen xấu nữa là người thích ăn cay, nhiều gia vị cũng gây kích thích vùng hậu môn và gây táo bón, rồi người béo phì, người thích uống rượu bia…

Làm sao để thoát khỏi táo bón kéo dài

Để cải thiện chứng táo bón, đặc biệt phòng ngừa biến là bệnh trĩ, theo BS. Củng thì phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ này là một chế độ ăn uống thiếu khoa học quá nhiều đạm mà lại thiếu chất xơ, cộng với nhiều biện pháp phối hợp khác như chế độ dinh dưỡng khoa học, cần tăng cường bổ sung dưỡng chất từ rau, củ quả có nhiều hoạt chất sinh học khiến cho phân mềm, uống nước đủ, và không quên dành thời gian vận động, thể dục mỗi ngày.

Khi bị táo bón kinh niên hành hạ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là điều bắt buộc phải làm, bên cạnh đó, nên sử dụng thêm các vị thảo dược quen thuộc là Diếp cá, Đương Quy, Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Magie carbonat, tinh chất nghệ curcumin để giải quyết “đầu ra” được trơn tru và phòng bị bệnh trĩ rất tốt, BS. Củng khuyên.

Trường hợp nếu không may chứng táo bón lâu ngày gây ra biến chứng là bị bệnh trĩ, người bệnh phải xác định rằng trĩ tuy là bệnh lý nhỏ ở vùng hậu môn trực tràng, nhưng việc điều trị không phải đơn giản, vì lúc này vừa phải giải quyết căn nguyên, vừa phải giải quyết cả biến chứng.

BS. Củng cho biết, phương pháp điều trị phải tùy vào từng giai đoạn của trĩ. Thường bệnh trĩ chia ra 4 độ, độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Trĩ độ 1 là các búi tĩnh mạch mới gờ lên, độ 2 là đi ngoài thì búi trĩ sa ra xong tự co lên, độ 3 là đi ngoài búi trĩ sa ra nhưng phải dùng tay đấy lên thì mới co lại, còn độ 4 là búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài và không thể đẩy vào được.

Theo phân độ đó, đối với độ 1, độ 2 và chớm độ 3 thì nên điều trị nội khoa bằng các vị thảo dược như Diếp cá, Đương Quy, Rutin, Magie carbonat, tinh chất nghệ curcumin để trị táo bón và làm cho búi trĩ co lên. Còn độ 3 nặng và độ 4 thì buộc phải phẫu thuật, tùy vào tình trạng bệnh lý để chọn phương pháp phẫu thuật. Nhưng sau khi phẫu thuật xong thì phải sử dụng sản phẩm để duy trì công năng của trực tràng để làm cho bũi tĩnh mạch không bị giãn ra. Đối với bệnh lý trĩ thường kèm theo viêm nhiễm, ngứa rát hậu môn thì việc sử dụng các vị thảo dược trong đó có kháng sinh thực vật là Curcumin với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm đau và mau lành sẹo.

Với triệu chứng táo bón thì vị Diếp cá với tính mát giúp đường ruột luôn mát, tránh được táo bón và chống lại gốc tự do làm cho bệnh lý trĩ nặng hơn. Rồi trĩ là bệnh lý ứ huyết, ngưng đọng ở vùng hậu môn trực tràng thì dùng Đương Quy, Rutin giúp bền vững thành mạch, bởi những người bị trĩ thành mạch thường yếu thì thảo dược sẽ làm vững thành mạch sẽ khiến triệu chứng chảy máu giảm hẳn.

Ông tổ của nền y học phương Tây đã nói “muốn có sức khỏe tốt thì “đầu ra” phải đều đặn”, để tránh bị táo bón kéo dài và biến chứng của táo bón là bệnh lý trĩ thì hãy tập cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ vận động đồng thời sử dụng thêm các thảo dược ở xung quanh mình.

Nếu có bất cứ câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ, táo bón hãy gửi về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được chuyên gia tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: 1900 545439 – (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  • TAGS
SHARE
Bài trước Cách sử dụng gel bôi An Tri Vương hiệu quả
Bài kế tiếp Tác dụng của nghệ trong điều trị trĩ, táo bón