TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ NỘI

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ NỘI

2295

Triệu chứng của bệnh trĩ nội thường khó phát hiện khi ở giai đoạn nhẹ, vì tổn thương các đám rối tĩnh mạch diễn ra ở bên trên đường lược. Tuy vậy, làm sao để biết sớm được mình bị bệnh trĩ nội để có phương pháp can thiệp kịp thời? Chúng ta có thể dựa vào những triệu chứng của trĩ nội điển hình nhất đó chính là hiện tượng chảy máu tươi sau khi đi đại tiện.

Khó phát hiện như triệu chứng của bệnh trĩ nội

Đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ nội điển hình nhất, nhưng dấu hiệu lâm sàng này làm cho nhiều người ngộ nhận rằng cứ đi đại tiện ra máu là bệnh trĩ. Đối với người lớn tuổi, đại tiện ra máu có thể là do ung thư trực tràng hoặc có thể là tín hiệu của bệnh khác. Chính vì vậy, phải hết sức thận trọng. Đại tiện ra máu ở trĩ mội được thể hiện khi ra máu không đau, máu có màu đỏ tươi và có thể kèm theo phân hoặc nhỏ thành giọt.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội thời kỳ đầu chủ yếu là sự xuất hiện máu khi đi đại tiện. Có lúc ra nhỏ giọt nhưng có lúc lại thành tia, không đau và cũng không gây khó chịu. Lâu ngày gây nên tình trạng thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi, choáng váng và đuối sức kèm theo hơi thở ngắn.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Giai đoạn giữa, khi đi đại tiện có thể thấy mấu trĩ sa ra ngoài hậu môn, thường thì có thể tự co vào hậu môn sau khi đi đại tiện xong.

Giai đoạn cuối, sau khi đi đại tiện xong mấu trĩ không thể quay lại hậu môn mà phải lấy tay đẩy vào hoặc phải nghỉ ngơi một thời gian xong mới có thể tự đi vào. Những người bị nặng khi ho hoặc dùng sức, làm việc hoặc lao động đều có thể làm mấu trĩ bị sa ra ngoài hậu môn. Lúc này luôn cảm thấy hậu môn ướt, khó chịu do những chất thải tăng lên, quần lót nhiễm khuẩn. nếu bị viêm do ma sát với quần áo có thể gây ra nhiễm khuẩn sưng đau và không thể quay lại hậu môn hay thậm chí là hoại tử. Đến giai đoạn giữa và giai đoạn muộn, bề mặt búi trĩ thường bị xơ nên lượng máu ít mà hay sa ra ngoài là chủ yếu.

Phòng và điều trị trĩ nội bằng cách nào?

Dựa vào các triệu chứng của bệnh trĩ nội, sẽ có cách phòng và điều trị phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.

Để phòng tránh bệnh trĩ nội cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cay nóng, kèm theo một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng chất xơ, giúp chống táo bón và đồng thời cần đi khám, sử dụng những thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc chiết xuất từ thảo dược.

Theo Đông y, Diếp cá giúp thanh lọc máu, giải nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể…Ngoài ra, trong diếp cá, còn có tác dụng làm chắc thành mạch – một trong những tổn thương gây hiện tượng chảy chảy máu triệu chứng của bệnh trĩ nội điển hình nhất.

Bên cạnh đó nên sử dụng kèm Đương Quy giúp bổ máu, chống suy nhược, nhuận tràng và thông đại tiện, chống táo bón. Bên cạnh đó, một loại kháng sinh thực vật rất hiệu quả trong điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ nội chính là tinh chất  Curcumin nghệ vàng giúp ức chế khối u, thông mật, chống viêm, lợi tiêu hóa và mau làm lành những tổn thương của trĩ. Vì vậy, nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như diếp cá, nghệ, đương quy….giúp nhanh chóng cầm máu, chống viêm trong những trường hợp mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc viêm ống hậu môn. Đồng thời, còn giúp điều trị hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ.

Để được tư vấn và giải đáp về bệnh trĩ nội cũng như bệnh trĩ nói chung, Hay gọi tới tổng đài 1900.1259 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.