Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa nhiều người cao tuổi gặp phải. Nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng như gây biến chứng. Dưới đây là cách điều trị táo bón hiệu quả, an toàn ở người cao tuổi được chuyên gia chia sẻ.
Vì sao người cao tuổi bị táo bón?
Người cao tuổi bị táo bón khi không đi cầu trong vòng 3 ngày hoặc ít hơn 3 lần trong một tuần, đồng thời đi cầu kèm theo các triệu chứng như đau quặn bụng, phân rắn hoặc khô cứng, và khó khăn trong quá trình đại tiện. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở người cao tuổi cũng có thể được xác định nếu đi cầu nhiều lần trong một ngày nhưng không hết phân và phân có đặc tính cứng.
Người cao tuổi bị táo bón là do một số nguyên nhân:
Sự suy giảm chức năng tiêu hóa theo tuổi
Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng chịu ảnh hưởng của quá trình lão hóa dẫn đến giảm nhu động của ruột, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn và phân trong ruột, đồng thời hấp thụ nước ở đại tràng làm cho phân khô cứng và khó đi qua. Sự suy giảm này làm tăng nguy cơ táo bón và táo bón thường gặp ở người cao tuổi.
Chế độ ăn uống
Người cao tuổi tiêu thụ ít chất xơ từ rau củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt nên làm giảm sự di chuyển của thức ăn trong ruột. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn cũng là một nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi.
Ít vận động
Người cao tuổi thường có xu hướng ít vận động và không thực hiện đủ lượng hoạt động thể chất, từ đó dẫn đến giảm nhu động ruột, làm cho quá trình tiêu hóa không hoạt động hiệu quả.
Bệnh lý và nằm lâu
Một số người cao tuổi có bệnh lý hoặc tình trạng y tế khiến họ phải nằm lâu trong thời gian dài. Do nằm lâu và hoạt động vận động không đủ có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ bị táo bón.
Tác dụng phụ của thuốc tây
Người cao tuổi có thể phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm chậm nhu động ruột hoặc làm khô phân, khó đại tiện như thuốc chống đau, thuốc chống viêm, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống Parkinson, thuốc chống táo bón quá liều….
Thiếu nước
Không uống đủ nước cũng làm cho phân trở nên khô và khó đi qua ruột.Tình trạng này có thể xảy ra khi người cao tuổi không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra sự mất nước.
Thói quen nhịn đại tiện
Một số người không có thói quen đi đại tiện đúng lúc hoặc có thói quen nhịn đi cầu khiến cho phân bị cứng và khô phân, ảnh hưởng đến quá trình đi cầu.
Điều trị táo bón an toàn, hiệu quả ở người cao tuổi
Điều trị táo bón an toàn, hiệu quả ở người cao tuổi
Điều trị bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị táo bón nói chung và táo bón ở người cao tuổi được chia thành các nhóm thuốc chinh sau:
- Nhóm thuốc tạo khối phân: Một số loại thuốc thường gặp trong nhóm tạo khối phân bao gồm Citrucel, viên nén Methylcellulose 500mg, Normacol… Nhóm thuốc này có tác động tại chỗ, sau 1 - 3 ngày sau khi sử dụng, giúp phân hấp thụ nước và làm phân mềm, dễ đi qua đường tiêu hóa.
- Nhóm thuốc thẩm thấu nước: Một số nhãn thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm Duphalac, Sorbitol Delalande, Forlax… Các thuốc trong nhóm này chứa đường và muối vô cơ, tăng khả năng thẩm thấu nước và giữ nước trong ruột, làm mềm phân và kích thích quá trình đi tiểu.
- Nhóm thuốc kích thích nhu động ruột: Nhóm này bao gồm các thuốc có thành phần dầu khoáng và được sử dụng dưới dạng ống tiêm để kích thích hoạt động nhu động ruột, làm loãng phân, giúp phân được tiễn ra ngoài một cách nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn.
- Nhóm thuốc làm mềm phân: Một số loại thuốc thông dụng trong nhóm này bao gồm Doxinate, Norgalax, Cholen HMB… Các loại thuốc nhóm này thường kích thích sự bài tiết nước và chất điện giải vào ruột, làm mềm phân và tạo điều kiện cho sự di chuyển dễ dàng của phân. Tác dụng của nhóm thuốc này thường khá chậm và xuất hiện sau vài ngày.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Người cao tuổi nên uống đủ nước vì thiếu nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón. Người cao tuổi có thể uống nước lọc, hạn chế uống những loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc các loại đồ uống có gas. Đồng thời chú ý vận động thường xuyên vì sẽ giúp người cao tuổi đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm các triệu chứng táo bón. Hãy chọn bài tập phù hợp với sức khỏe người cao tuổi như đi bộ, yoga, thiền… Nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày và thời điểm lý tưởng nhất là sau khi ăn sáng sẽ góp phần cải thiện tình trạng táo bón.
Người cao tuổi có thể kết hợp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ với việc sử dụng bộ sản phẩm gồm viên uống thảo dược và gel bôi trĩ. Viên uống sẽ giúp hỗ trợ điều trị táo bón người cao tuổi an toàn và thêm hiệu quả. Viên uống này có các thành phần như Diếp cá, Đương Quy, Rutin (hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng Meriva và Magie sẽ giúp phục hồi chức năng hậu môn, loại bỏ chứng táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại. Gel bôi trĩ chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh đường hậu môn như táo bón, trĩ, sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn,... Với các chiết xuất thiên nhiên như Diếp cá, Thầu dầu, Trầu không, Cỏ mực sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, làm mát dịu và cải thiện cảm giác đau đớn, sưng tấy khó chịu, tình trạng chảy máu trong quá trình đại tiện. Gel bôi trĩ An Tri Vuong có độ pH tầm trung, an toàn với làn da nhạy cảm, không chứa các thành phần gây kích ứng làn da như hương liệu, dầu khoáng, chất tạo màu,...
Với sự kết hợp bộ sản phẩm thảo dược này thì quá trình điều trị bệnh táo bón ở người cao tuổi sẽ an toàn và thêm hiệu quả.