Trĩ hỗn hợp là một trong ba loại bệnh trĩ thường gặp nhất hiện nay. Bản chất trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu đang gặp vấn đề với trĩ hỗn hợp, hãy cùng bài viết đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bệnh lý này nhé.
1. Cách nhận biết trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó những dấu hiệu, triệu chứng của loại trĩ này cũng rất đặc trưng. Dưới đây là cách nhận biết trĩ hỗn hợp.
- Đi ngoài ra máu: Khi đi đại tiện, hậu môn chảy máu nhiều và diễn ra thường xuyên. Dưới áp lực của việc đi cầu, búi trĩ bị nứt khiến máu chảy thành giọt thậm chí thành tia. Chính vì vậy, đa số bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp sẽ bị “ám ảnh” sau mỗi lần đi đại tiện.
- Hậu môn nhiều dịch nhầy và ngứa do biến chứng viêm hậu môn: Những tổn thương búi trĩ làm tăng dịch nhầy ở vùng hậu môn. Không những thế dịch nhầy còn gây viêm nhiễm hậu môn gây ra những biến chứng tại khu vực “đầu ra”.
- Ngứa hậu môn: Trĩ hỗn hợp thường xảy ra khi bệnh trĩ nội diễn biến ở cấp độ 3 đến cấp độ 4. Khi đó, vùng hậu môn bị tổn thương sẽ kích thích quá trình tự sinh tế bào gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Sưng nề vùng hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài, có thể tự co hoặc lấy tay đẩy: Trĩ hỗn hợp xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Trong trường hợp mắc trĩ hỗn hợp do tác động từ trĩ nội độ 3, người bệnh phải dùng tay đẩy nhẹ mới có thể đưa búi trĩ vào bên trong. Nếu như trĩ hỗn hợp xuất phát từ trĩ nội độ 4, vùng hậu môn sẽ bị sưng nề do búi trĩ hoàn toàn nằm ở bên ngoài.
- Đau rát hậu môn bất thường, đau nhiều về đêm: Hậu môn đau bất thường thậm chí đau nhiều về đêm là do hai búi trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) đã liên kết với nhau. Do đó, đau rát hậu môn thường là một trong những triệu chứng đặc thù của trĩ hỗn hợp.
- Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt: Mất máu nhiều do trĩ hỗn hợp gây ra làm người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, mỗi người cần chú ý đến sức khỏe vùng hậu môn nếu thấy đi cầu ra máu kèm theo chứng hoa mắt chóng mặt.
2. Những tác hại khôn lường của trĩ hỗn hợp
Một số bệnh nhân thường chủ quan với những nguy cơ do trĩ hỗn hợp gây ra. Hãy nhìn thẳng vào những tác hại của trĩ hỗn hợp để có thêm “động lực” giải tỏa và điều trị bệnh lý này hiệu quả.
- Sa búi trĩ: Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên điều trị ngay nếu không may mắc trĩ hỗn hợp. Vì nếu không điều trị, hai búi trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) sẽ liên kết lại dẫn đến sa búi trĩ (lòi dom).
- Ảnh hưởng tới chức năng hậu môn, trực tràng: Búi trĩ bị sưng tấy, viêm nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến hậu môn và trực tràng. Chính vì thế, chức năng hậu môn, trực tràng ở những bệnh nhân trĩ hỗn hợp thường kém hơn so với người bình thường.
- Thiếu máu: Búi trĩ ở những bệnh nhân trĩ hỗn hợp thường bị nứt, tổn thương dẫn đến xuất huyết. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng khi đi cầu hay lao động nặng. Nếu như không được điều trị, bệnh nhân trĩ hỗn hợp thậm chí còn phải đối mặt với bệnh thiếu máu mãn tính.
- Dễ gây viêm nhiễm: Búi trĩ chính là những tĩnh mạch bị căng phồng quá mức. Những búi trĩ này rất dễ bị nứt, xuất huyết và dẫn đến viêm nhiễm. Do đó, viêm nhiễm vùng hậu môn luôn là nguy cơ thường trực đối với những bệnh nhân trĩ hỗn hợp.
- Nguy cơ kích thích ung thư hậu môn: Trĩ hỗn hợp gây tổn thương và làm chết những tế bào thành hậu môn. Cơ chế tự sinh của tế bào được diễn ra để bù đắp lại những tế bào chết. Quá trình này làm tăng nguy cơ sản sinh ra những tế bào ác tính gây ung thư hậu môn.
3. Các biện pháp điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả
Trĩ hỗn hợp là trường hợp bệnh trĩ đã diễn biến tương đối phức tạp. Do đó, người bệnh không nên tự điều trị ở nhà mà trước tiên, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trên cơ sở thăm khám, xác định diễn biến, cấp độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
- Thuốc tây: Trường hợp trĩ hỗn hợp ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây để kháng viêm, kháng sưng, co búi trĩ. Tuy nhiên thuốc tây chỉ điều trị được các triệu chứng bên ngoài, con căn nguyên của bệnh là tình trạng táo bón, sa búi trĩ thường sẽ không điều trị được triệt để.
- Chữa trĩ hỗn hợp bằng thủ thuật: Những thủ thuật như tiêm xơ, thắt búi trĩ sẽ được áp dụng khi trĩ hỗn hợp ở mức độ trung bình. Điểm chung của thủ thuật này làm teo hoặc làm rụng búi trĩ.
- Phẫu thuật cắt trĩ: Phương pháp này áp dụng khi trĩ hỗn hợp diễn biến ở mức độ nặng. Hiện nay phương pháp cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo (PPH) và phương pháp dùng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt (HCPT), hay phẫu thuật Longo là những phương pháp phổ biến được áp dụng cho phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên phẫu thuật thường gây đau đớn, cần thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Đồng thời bệnh vẫn có thể tái phát sau phẫu thuật.
- Điều trị nội khoa bằng đông y: Bên cạnh phương pháp tây y hiện đại, còn có những phương pháp đông y rất an toàn và hiệu quả. Phương pháp đông y còn được gọi là phương pháp bảo tồn, tức là không xâm phạm, không can thiệp dao kéo vào vùng bị trĩ mà chỉ bằng các vị thảo dược để giúp cho búi trĩ co lên, thành mạch bền vững và bệnh trĩ sẽ tự rút lui. Phương pháp này hiệu quả với các trường hợp trĩ nội, ngoại hay trĩ hỗn hợp mà bũi trĩ chưa quá lớn, chưa có các biến chứng nặng của bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, hiệu quả cho mọi đối tượng, việc điều trị cũng tiện lợi không ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống, đồng thời trị được tận gốc của bệnh.
Các vị thảo dược trong đông y được coi là khắc tinh của bệnh lý trĩ phải kể tới Diếp cá, Đương Quy có tác dụng chống táo bón, hoạt huyết tránh được ứ huyết trong bệnh trĩ. Bên cạnh đó cần kể đến tinh chất nghệ Curcumin được xem như kháng sinh thực vật giúp chống viêm, giảm sưng tấy phù nề vùng trĩ và giúp mau lành tổn thương sau phẫu thuật. Các thảo dược này kết hợp cùng với Rutin chiết xuất từ hoa hòe sẽ là bài thuốc giúp thành mạch bền vững, tăng sự đàn hồi và cầm máu rất hiệu quả. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, các thảo dược trên đã được bào chế thành dạng viên uống trong TPBVSK An Trĩ Vương, tiện lợi và hiệu quả tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón.
Bài viết liên quan: