BỆNH TRĨ – “NGƯỜI GIÀ KHÔNG THƯƠNG, TRẺ NHỎ CŨNG CHẲNG THA”

BỆNH TRĨ – “NGƯỜI GIÀ KHÔNG THƯƠNG, TRẺ NHỎ CŨNG CHẲNG THA”

18241

Chưa có bệnh nào mà tỷ lệ người gặp phải lại cao và trải đều ở mọi lứa tuổi như trĩ, số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nhiều nhất tập trung ở người cao tuổi chiếm tới 70%, tiếp đó là độ tuổi thanh niên và thậm chí với cả trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc trĩ cũng chiếm gần 1%.

Bệnh trĩ – “người già không thương, trẻ nhỏ cũng chẳng tha”

Bệnh trĩ không đợi tuổi

Là người có nhiều năm công tác trong điều trị bệnh trĩ, BS Chuyên khoa 2, Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm Chức năng chia sẻ thực trạng đáng lo ngại cuộc sống hiện đại lại có nhiều thói quen khiến dễ mắc trĩ, cổ nhân có câu “thập nhân cửu trĩ” là để ám chỉ nhóm người bị bệnh này vô cùng rộng lớn.

Trong số đó, người cao tuổi dễ bị trĩ hơn cả, một phần do cùng với tuổi tác, chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu gây rối loạn đại tiện, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu. Cộng với việc, người cao tuổi thường ít vận động hơn người trẻ do tình trạng sức khoẻ giảm sút do mắc các bệnh tuổi già như đau khớp gối, đau lưng, chân yếu,… chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ, ít đi lại, hoạt động. Khi cơ thể ít vận động rất dễ xảy ra táo bón và xuất hiện bệnh trĩ.

Nhưng tại sao nhóm đối tượng thanh niên, là người hay vận động lại vẫn bị bệnh trĩ ghé thăm? Mặc dù có thói quen vận động, nhưng đây lại là đối tượng hay có thói quen, ăn uống không điều độ, ăn nhiều loại thức ăn có nhiều chất béo như bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia, uống ít nước cũng là nguyên nhân chính gây táo bón và bệnh trĩ ở nhóm này. Trong nhóm này sẽ thường gặp những đối tượng dân văn phòng, lái xe hay ngồi lâu, nghề giáo viên đứng nhiều, người lao động tay chân mang vác nặng hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng rất dễ mắc trĩ.

Đáng lo ngại là trẻ nhỏ, nhiều người lầm tưởng đây không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, trẻ nhỏ thường lười ăn rau xanh, đồng thời thói quen ăn đồ ăn nhanh sẽ gây táo bón hay cửa hậu môn không sạch… là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em. Với nhóm đối tượng này, cơ hậu môn đang trong giai đoạn phát triển, tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên.

Điều trị bảo tồn hay “cực chẳng đã” phải cắt bỏ

Bệnh trĩ – “người già không thương, trẻ nhỏ cũng chẳng tha”

Theo BS. Củng, đối với bệnh lý trĩ, người ta có hai phương pháp điều trị nội khoa hay còn gọi là bảo tồn và phương pháp ngoại khoa. Khi điều trị nội khoa, kết quả không tốt thì lúc đó mới phải chuyển sang điều trị ngoại khoa. Việc sử dụng 1 số loại thuốc làm cho phân mềm và dễ đi, nhưng chỉ được tức thời, thậm chí có người không hợp thì có thể gây ra phản ứng không mong muốn.

Đối với trĩ cấp độ 1, độ 2 và chớm độ 3 thì nên áp dụng phương pháp bảo tồn, còn độ 3 nặng và độ 4 điều trị nội khoa không thể được thì buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật ngoại khoa.

Còn đối với phương pháp bảo tồn, với khoảng 4000 loại thảo dược có thể sử dụng làm thuốc, trong đó có thể sử dụng làm thuốc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, thì phải kể tới Diếp cá, Đương Quy, Rutin chiết suất từ hoa hòe, curcumin tinh chất nghệ.

BS. Củng phân tích, Diếp cá là vị thảo dược làm mát khi ăn vào giúp phân mềm và hiện giờ khoa học đã nghiên cứu ra Diếp cá còn có tác dụng chống lại gốc tự do, thì bệnh lý trĩ xuất hiện ở vùng đó do viêm và chảy máu thì gốc tự do cũng xuất hiện nhiều. Tiếp đó là Đương quy giúp bổ huyết và hoạt huyết, theo phân tích bệnh lý trĩ là do ứ huyết vùng đó khiến tĩnh mạch phình giãn ra, vị Đương quy sẽ giúp cho khí huyết lưu thông khiến cho áp lực máu ở các búi trĩ giảm xuống, không căng, sẽ giảm được nguy cơ trĩ.

Bên cạnh đó, bệnh lý trĩ thành mạch yếu, áp lực phân đi qua khiến cho thành mạch bị rách, chảy máu thì Rutin giúp bền vững thành mạch không gây chảy máu. Cuối cùng là tinh chất nghệ là chất chống viêm, kháng khuẩn khi vùng hậu môn là vùng tập trung rất nhiều vi khuẩn, dễ gây viêm nhiễm, bên cạnh đó cũng có hoạt chất nhanh liền sẹo. Những vị thảo dược này có tác dụng rất tốt điều trị với người bị trĩ cấp độ 1 – chớm độ 3.

Còn với người cấp độ nặng mà phải mổ, phẫu thuật thì cũng phải nhớ rằng bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái lại, chính vì vậy cần lưu ý chế độ ăn uống phù hợp, nếu không có hoạt động tốt, không có các biện phát phòng ngừa sau điều trị thì một thời gian sẽ bị tái, những trường hợp như vậy hoàn toàn nên dùng các vị thảo dược này. Vì là thảo dược nên việc sử dụng phương pháp bảo tồn để điều trị bệnh trĩ rất an toàn với phụ nữ mang thai.

Tuy bệnh trĩ không phải là bệnh gây chết người ngay, nhưng nó lại không từ một ai từ người cao tuổi, thanh niên, trẻ nhỏ, phụ nữ hay nam giới, bởi thế người bệnh cần phải quan tâm tới sức khỏe, việc vệ sinh, vấn đề ăn uống, các bệnh lý liên quan tới vùng hậu môn trực tràng, để chỉ cần có những biểu hiện bất thường cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo heathplus.vn

  • TAGS
SHARE
Bài trước Người mắc bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?
Bài kế tiếp 7 thói quen xấu khiến bạn dễ mắc trĩ