BỆNH TRĨ LÀ GÌ? HIỂU ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

BỆNH TRĨ LÀ GÌ? HIỂU ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

683

Theo các tài liệu, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 40-50%. Bệnh thường có biểu hiện đau rát, chảy máu, sa búi trĩ gây đau đớn, khó chịu, phiền toái cho cuộc sống, giảm hiệu suất lao động. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc hiểu về bệnh trĩ và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và đơn giản nhất.

Bệnh trĩ là gì? Những dấu hiệu nhận biết?

Bệnh trĩ (dân gian còn gọi là “lòi dom”) hình thành do sự giãn quá mức của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới, hay cả hai, gây nên trĩ nội, trĩ ngoại, hay trĩ hỗn hợp. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ, thông qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ là: - Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.  - Đau và sưng nề vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn. - Ngứa rát và ướt vùng hậu môn do viêm ống hậu môn. - Búi trĩ sa ra ngoài khi bị trĩ nội từ độ 2, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Có một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ là:
  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài,
  • Một số động tác, tư thế lặp lại, làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch trĩ như ngồi hoặc đứng quá lâu (Gặp ở nhân viên văn phòng, IT, lái xe, thợ may, vận động viên thể hình,….), phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh đẻ tự nhiên, …
  • Thói quen ăn uống quá mức, dùng nhiều chất cay nóng như ớt hay hạt tiêu, uống rượu bia, ăn thiếu chất xơ, …

Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp:  

“Các loại bệnh trĩ” Sự khác biệt lớn nhất để phân biệt các loại bệnh trĩ là vị trí xuất hiện búi trĩ. Việc phân biệt rõ loại trĩ và mức độ bệnh trĩ sẽ định hướng cho thầy thuốc xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bệnh trĩ nội hình thành do giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong ống hậu môn, tức búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược (bên trong ống hậu môn). Khi búi trĩ còn nhỏ (độ 1) thì các búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, bao bọc bởi niêm mạc và chưa nhận thấy bị sa búi trĩ. Búi trĩ phát triển to hơn và sa ra ngoài từ độ. Từ độ 3 sẽ dễ nhầm lẫn với trĩ ngoại. Khi đi cầu sẽ bị lồi búi trĩ và ra máu sau phân.

Tùy theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành 4 độ với các triệu chứng:

  • Trĩ nội độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành, đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp. Máu thường bám bề mặt phân hoặc chảy giọt ra ngoài. Các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.
  • Trĩ nội độ 2: Hiện tượng chảy máu nhiều hơn, có thể bị sưng đau, ngứa rát ở hậu môn. Các búi trĩ sưng to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự co vào được.
  • Trĩ nội độ 3: Bệnh diễn tiến nặng hơn, cảm giác khó chịu và đau đớn tăng lên nhiều, búi trĩ ngày càng to hơn, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn khi đại tiện nhưng không thể tự thụt vào được, phải dùng tay nhét vào bên trong hậu môn. Thậm chí chỉ cần rặn, ho, đi bộ hoặc khom người cũng có thể khiến búi trĩ lòi ra ngoài.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vào bên trong hậu môn được nữa, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.
  • Bệnh trĩ ngoại hình thành do giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài ống hậu môn, tức búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược (tức là bên ngoài ống hậu môn), búi trĩ ngay khi xuất hiện đã nằm ẩn dưới lớp da hậu môn, khi búi trĩ phát triển lớn hơn thì có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường. Khi đi cầu sẽ bị ra máu trước phân
  • Trĩ hỗn hợp là xuất hiện cả 2 loại trĩ nội, trĩ ngoại và phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ có thể được điều trị bằng phương pháp tây y, đông y hoặc đông tây y kết hợp. Tây y, điều trị bệnh trĩ theo nguyên tắc cải thiện triệu chứng (giảm đau, cầm máu, bền mạch) để ổn định bệnh, thắt búi trĩ nội (ở độ 2) và phẫu thuật khi búi trĩ lớn lên (từ trĩ nội độ 3, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp có biến chứng). Phương pháp này có nhược điểm là không khắc phục được tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời khi áp dụng thắt búi trĩ hoặc phẫu thuật trĩ, bệnh nhân sẽ rất đau đớn, tốn nhiều thời gian hồi phục, có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm (như nhiễm trùng, hẹp hậu môn) gây ảnh hưởng sức khỏe, công việc. Bệnh trĩ cũng thường tái phát rất sớm. Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Điển hình là sự kết hợp giữa các dược liệu quý thành sản phẩm chứa diếp cá, đương quy, hoa hòe (rutin), tinh chất nghệ (Curcumin dạng Meriva), (có trong viên uống An Trĩ Vương)  giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,…. Bài thuốc này đã được bào chế thành dạng viên uống dựa những cơ sở nghiên cứu khoa học, đã được thử lâm sàng và chứng minh giải cứu hiệu quả cho bệnh nhân trĩ. 
  • Với bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (chưa biến chứng), chỉ cần uống khoảng 3-4 tháng (1-2 tháng đầu ngày 9 viên  chia 3 lần, sau đó duy trì 2 tháng ngày 6 viên chia 2 lần), các triệu chứng đau rát, chảy máu sẽ giảm nhanh và búi trĩ sẽ co lên khi dùng hết liệu trình.
  • Với bệnh trĩ nội độ 3, nên uống khoảng 6 tháng (2 tháng đầu ngày 9 viên  chia 3 lần, sau đó duy trì 2-4 tháng ngày 6 viên chia 2 lần), các triệu chứng đau rát, chảy máu sẽ giảm nhanh và búi trĩ sẽ co lên khi dùng hết liệu trình và có thể không cần phẫu thuật.
  • Với bệnh trĩ nội độ 4, nên phẫu thuật loại bỏ búi trĩ và uống khoảng 3 tháng (1 tháng đầu ngày 9 viên  chia 3 lần, sau đó duy trì 2 tháng ngày 6 viên chia 2 lần), mục tiêu là giúp giảm đau đớn khó chịu và nhanh hồi phục chức năng hậu môn sau phẫu thuật, giảm nguy cơ bị tái phát bệnh trĩ. 
Bên cạnh dạng uống, người bệnh nên dùng kết hợp gel bôi hậu môn (Gel An Trĩ Vương) với các thành phần từ Diếp cá, nhọ nồi, trầu không, thầu dầu tía… giúp giảm nhanh đau rát, chảy máu, giúp co búi trĩ nhanh hơn. Đồng thời, chú ý chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế đồ cay nóng và rượu bia, nên vận động các môn thể thao tốt cho bệnh trĩ (như đi bộ, bơi lội, yoga,…).  Nhờ kiên trì áp dụng phương pháp đông y kể trên, nhiều người đã thoát khỏi nỗi ảnh mang tên bệnh trĩ và có được sức khỏe tốt hơn, nâng cao chất lượng sống.
BS Phạm Hưng Củng chia sẻ các thảo dược nên dùng cho người bệnh trĩ, táo bón
Bài viết liên quan: