Cháu phát hiện mình bị bệnh trĩ từ đầu năm 2015. Cách đây 9 tháng cháu bị đi ngoài ra ra máu và bị đau rát . Sau đó cháu ngâm nước ấm và cho thêm một ít muối để ngâm và đã đỡ hơn. Một thời gian sau, cháu lại cảm thấy bệnh đã nặng hơn trước. Cháu đi ngoài rất đau, nhưng lại không chảy máu.ngồi trên ghế thấy rất khó chịu. Ngồi lâu thì tê hết vùng 2 bên mông. Cháu xin ý kiến tư vấn hiện giờ cháu bị trĩ ở cấp độ mấy và có nên đi phẫu thuật không ạ.
Cháu xin cảm ơn.
(Đinh Mạnh Linh – Hải Phòng)
Bệnh trĩ ngày càng nặng phải làm sao
Chào bạn, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì :
– Trĩ nội được chia làm 4 mức độ :
– Độ 1: trĩ cương tụ,có hiện tượng chảy máu (chỉ to lên trong lòng ống hậu môn). – Độ 2: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài – Độ 3: sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên
– Độ 4: trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
Do bạn không nêu rõ triệu chứng của bệnh cho nên tôi không thể xác định mức độ bệnh trĩcủa bạn. Bạn nên đi khám để biết được điều này và định hướng điều trị. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau: Phẫu thuật trĩ thường chỉ định cho trĩ độ 4 và trĩ biến chứng, phương pháp điều trị nội khoa (uống thuốc) thường áp dụng cho trĩ độ 1,2,3 trĩ ngoại và áp dụng phòng tránh tái phát trĩ sau phẫu thuật.
- Do vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng nội khoa:
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng giúp hỗ trợ làm co búi trĩ, làm bền hệ tĩnh mạch trĩ , chống viêm và chống táo bón.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như cao Diếp cá, đương qui, curcumin phospholipid, Rutin và magie. Sử dụng từ 3-6 tháng để hỗ trợ làm co búi trĩ và giúp hệ tĩnh mạch trĩ bền vững.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng tránh tái phát bệnh.
Đểđược tư vấn cụ thể hơn về bệnh trĩ, chị có thể gọi đến tổng đài số 0439.959.969.
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!